Thái Doãn
Hiểu
Thưa qúy ông qúy bà, ...
Sự thật về Nhật ký Thùy Trâm đã được giải quyết khá rốt ráo khi quyển
sách ra đời năm 2005. Hàng ngàn bài báo đã vào cuộc. Kẻ khen khen hết lời, người
chê chê tới số. Tôi thấy người ta mở diễn đàn rất sôi động bàn về tính chân xác
của Nhật ký ĐặngThùy Trâm. Và họ đã đi đến kết luận sau:
“NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”: SẢN PHẨM DỐI TRÁ, PHẢN
BỘI
Việc tìm ra thông tin này không khó trong thế
giới bùng nổ thông tin qua internet. Khi viết công trình triết học Minh
triết Thật - Giả, tôi TDH đã huy động đến khoảng 300 nghi án văn học, nghệ thuật,
cuộc đời để làm điểm tựa cho cho việc tranh biện triết học. Đặng Thùy Trâm là một
trong số nghi án nhỏ đó. Là người làm triết học, tôi không quan tâm tới đời tư
của Đăng Thùy Trâm mà chỉ lưu ý đến tính thật giả của nhân vật này. Tôi nghĩ rằng
mỗi dẫn luận đã được bạch hoá trên mạng hoàn cầu thì khi dẫn nó chỉ cần viết rất
ngắn gọn, không cần đối chứng cà kê. để chiều lòng những bạn đọc có trình độ thấp
và mù internet, kẻo không quyển sách sẽ đội lên hàng ngàn trang không tiện cho
việc in ấn. Và tai họa đã đến. Vì quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng
(khách hàng), tôi đã chỉ cho các vị món hàng trên tay mình là hàng giả. Thay vì
phải xem xét thật giả ra sao thì các vị lại nông nổi gom đá hè nhau ném tới tất
vào ân nhân của mình. Tôi bị quý ông quý bà ném đá kiểu trung cổ suốt 5 ngày
đêm không ngớt. Chỉ khi một cư dân mạng Văn nghệ và Cuộc sống tên là Võ Sơn hạ
câu:
Võ Sơn - 10/05/2015 09:35
“Nếu họ chịu khó đọc bản gốc của 2 tập nhật ký thì chắc chắc sẽ thấy những gì
ông TDH viết là chính xác 100% không sai tí nào cả.”
Võ Sơn - 10/05/2015 09:54
Gởi Ông Trần Thái Bình:
Nguyễn Văn Thạc bị chính quyền địa phương bắt vào bộ đội là đúng. Ông có thể kiểm
chứng bằng cách:
1. Đọc cái wikipedia trích dẫn dưới đây
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Th%E1%BA%A1c)
2. Hoặc liên lạc và nói chuyện với gia đình Nguyễn Văn Thạc thì sẽ biết
ngay.
Trích từ http://vi.wikipedia.org:
"... Năm lớp 10 (năm cuối bậc trung học phổ thông), ông đạt giải Nhất cuộc
thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc, năm học 1969-1970. Với thành tích đó ông
được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện cử đi đào tạo tại Liên Xô. Tuy nhiên học
lực và hạnh kiểm chỉ là hai trong nhiều tiêu chuẩn xét cử đi học nước ngoài thời
đó. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những học sinh xuất sắc năm đó đều phải
ở lại để tham gia quân đội. Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ
vào khoa Toán – Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất,
ông vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng
ý cho lên học thẳng năm thứ 3...."
"đều phải ở lại để tham gia quân đội" có nghĩa là bị bắt đi B.
Thế là tịt mít, im như thóc.Các quý ông quý bà mặt như quả bóng xì hơi then
thùng tản mác mỗi người mỗi nơi hệt đám bèo bọt. Thật đáng thương cho một loại
người mọi rỡ ngu trung cuồng tín biết một mà không biết mười. .
Có lẽ đến đây tôi không cần nói thêm một câu nào nữa. Xin cảm ơn ông Võ Sơn rất
nhiều khi đã vô tư chiêu tuyết cho tôi. Thế là mỡ nó tự rán nó, không tốn một
chút công sức nào cả. Nhưng biết đâu có kẻ vẫn ngoan cố không chịu thì làm sao
?. Thì tôi sẽ phải làm cho họ tâm phục khẩu phục mới thôi.
Trong kho tư liệu của tôi có hàng ngàn trang nghiên cúu về Nhật ký Đặng
Thùy Trâm, tôi xin mạn phép dẫn ra đây vài chục trang của nhà nghiên cứu
Thiên Đức bởi sự so sánh đối chứng tương đối kỹ càng với bản gốc và trên nền tảng
tổng hợp khá khoa học và chặt chẽ những bài viết trên diễn đàn BBC, TALAWAS,
ĐÀN CHIM VIỆT. Âu đó cũng là cách khai hóa hữu hiệu cho những kẻ đầu óc u mê,
chậm hiểu
1.- NGUỒN:
Cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm của Nhà xuất bản hội
nhà văn được độc giả trong và ngoài nước chú ý, toàn bộ hệ thống báo chí Việt
Nam thậm chí cả guồng máy chính quyền đều đề cao tán dương như là một điển hình
anh hùng cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong lúc đó lại có nhiều tranh cãi tính xác
thật của nhật ký trên các diễn đàn BBC, Talawas, Đàn Chim Việt.... Đâu là sự thật?
người viết bắt đầu đi tìm nguồn tài liệu ở diễn đàn BBC, mở bài “Không xuyên tạc
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” bấm vào tựa bên phải “Nhật ký Đặng Thùy Trâm bản gốc và
bản in”. ( có thể trực tiếp vào trang web:
http://annonymous.online.fr/Upload/Nhat%20ky%20Dang%20Thuy%20Tram/
Sau cùng, người viết đã có đầy đủ 3 tập tài liệu sau đây:
1)- Bản sao viết tay Nhật Ký quyển 1
2)- Bản sao viết tay Nhật Ký quyển 2
Hai bản này gọi là bản GỐC (viết tắt BG)
3)- Bản in thực tế của NXB Hội Nhà Văn. Viết tắt nkdtt .
(Chú ý bản in ở trên internet chỉ là những trích đoạn, không có giá trị để đối
chiếu)
Mở đầu nhật ký bản in, nhà xuất bản cho biết (tr. 7): Trong quá trình biên soạn
và chỉnh lý, chúng tôi cố gắng tôn trọng nguyên bản câu văn cũng như những thói
quen dùng từ và ngữ pháp của tác giả - chỉ sửa lại một số từ địa phương hoặc lược
bớt những từ trùng lặp..
Theo đài BBC, ông Vương Trí Nhàn, xác nhận ông chỉ tham gia ở khâu cuối cùng và
về mặt kỹ thuật nhiều hơn nội dung. Bà Đặng Kim Trâm, em út của bà Đặng Thùy
Trâm là người chủ biên, quyết định nội dung phần ra mắt công chúng. Theo ông
Nhàn rằng bà Kim Trâm khẳng định bà dám chịu trách nhiệm và không sợ thách thức
của dư luận.
Bà Đặng Kim Trâm đã tái xác nhận trong cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày
15-10-2005 “ Ban đầu tôi e ngại là các ý nghĩ quá đỏ có thể không phù hợp với
giới trẻ bây giờ. Nhưng khi tự tay đánh máy cuốn sách tôi thấy không thể bỏ đi
một câu nào....”
Kết quả đối chiếu sau đây đã cho thấy lời nói không đi đôi với việc làm.
2.- ĐỐI CHIẾU:
2.1- BẢN GỐC:
Bản viết tay quyển 1 có 118 trang quyển 2 có 28 trang.
Nhật ký được viết từ ngày 8-4-68 đến ngày 20-6-70. Một ngày viết một đoạn ngắn,
nhật ký có được 276 đoạn. Nhật ký bản gốc được trình bày theo thứ tự thời gian
và diễn tiến sự việc.
2.2.- BẢN IN của Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn (nkdtt)
Bản in gồm 322 trang... Trang đầu ghi Đặng Kim Trâm chỉnh lý, Vương Trí Nhà giới
thiệu. Trang cuối ghi Biên tập : Vương Trí Nhàn. In 20.000 cuốn, Số đăng
ký..... cấp ngày 5.7.2005... nộp lưu chiểu quý IV-2005. Không thấy ghi lần tái
bản. Như vậy từ khi cuốn sách xuất bản vào tháng 7 cho đến nay khoảng 4 tháng chưa
có tái bản lần nào (?).
Cảm nhận đầu tiên khi so sánh, đối chiếu bản in nkdtt với bản gốc, người viết
có cảm giác cuốn sách được xuất bản một cách vội vàng phục vụ nhu cầu chính trị
hơn là phục vụ độc giả vì rằng trong cuốn sách có những lỗi sơ đẳng nhất là
đánh máy lộn ngày tháng hay những đoạn trên đưa xuống đoạn dưới mà người đánh
máy biết rõ mà không chịu sửa chữa vì với máy computer hiện nay dùng lệnh cut,
past điều chỉnh rất dễ dàng khi người đánh máy bị nhầm lẫn. Nhưng tại sao lại
không làm?
2.2.1.- NHẦM LẪN NGÀY THÁNG: Nhiều ngày ghi nhật ký đã bị đổi thay hay sát nhập
với nhau nên khó so chiếu với bản gốc.
... 68 là ngày 15-4-68 (bg), 27-7- 68 là 28-7-68 (bg), 19-11-68 là 11-11-68
(bg), 8-3-69 là 3-3-69 (bg), 9-3-69 là 9-3-69 cọng thêm 11-3-69 (bg), 8-1-70 là
3-1-70(bg), ngày 29-3-70 gộp 2 ngày 28-3-70 và 29-3-70 (bg)
2.2.2.- ĐOẠN VĂN BỊ XÁO TRỘN VÀ CẮT XÉN
9-3-69 (tr. 132)
..... Những người giải phóng quân ấy đáng yêu biết chừng nào, họ kiên cường
dũng cảm trong chiến đấu và ở đây trên giường bệnh họ cũng đã kiên cường dũng cảm
vô cùng.
Đó là cậu liên lạc với má núng đồng tiền, lúc nào cũng cười dù vết thương trên
tay sưng và đau buốt
Đó là người cán bộ với sức chịu đựng kỳ lạ, đau đớn đã làm anh tràn nước mắt mà
miệng vẫn cười, vẫn một câu trả lời: “Không sao đâu”. Những lúc ngồi bên cạnh
anh, cầm bàn tay anh nóng hổi trong cơn sốt, nghe anh thở hổn hển, mệt nhọc
mình thương anh vô cùng mà chẳng biết nói sao. Hình như ngoài tình thương của một
người thầy thuốc còn có cả tình thương của một người bạn gái cùng quê hương.
Nhưng mình không muốn để lộ điều đó trên lời nói, có chăng chỉ là trong cái
nhìn trìu mến mà anh không thể nào biết được đâu.
Hôm nay các anh lại lên đường hành quân, một cuộc hành quân chiến thắng. Chúc
các anh lên đường thắng lợi, gửi lời chào tạm biệt người bộ đội có đôi mắt đen
ngời.
[(bg) ngày 11-3-69
..... Những người giải phóng quân ấy đáng yêu biết chừng nào, họ kiên cường
dũng cảm trong chiến đấu và ở dây trên giường bệnh họ cũng đã kiên cường dũng cảm
vô cùng.
Đó là người cán bộ với sức chịu đựng kỳ lạ, đau đớn đã làm anh tràn nước mắt mà
miệng vẫn cười, vẫn một câu trả lời: “Không sao đâu”. Những lúc ngồi bên cạnh
anh, cầm bàn tay anh nóng hổi trong cơn sốt, nghe anh thở hổn hển, mệt nhọc
mình thương anh vô cùng mà chẳng biết nói sao. Hình như ngoài tình thương của một
người thầy thuốc còn có cả tình thương của một người bạn gái cùng quê hương.
Nhưng mình không muốn để lộ điều đó trên lời nói, có chăng chỉ là trong cái
nhìn trìu mến mà anh không thể nào biết được đâu.
Đó là cậu liên lạc với má núng đồng tiền, lúc nào cũng cười dù vết thương trên
tay sưng và đau buốt
Đó là một người thương binh nặng, bàn tay dập nát mà vẫn cười lạc quan tin tưởng.
Hôm nay các anh lại lên đường hành quân, một cuộc hành quân chiến thắng. Chúc
các anh lên đường thắng lợi, gửi lời chào tạm biệt người bộ đội có đôi mắt đen
ngời.]
2.3.3.- NHỮNG ĐOẠN VĂN BỊ CẮT XÉN
Ngoài những sửa chữa thay đổi vài từ ngữ có tính cách kỹ thuật, người viết tìm
thấy có đến 21 đoạn nhật ký bị cắt xén, ảnh hưởng đến nội dung như sau:
2-6-68 Mất đoạn cuối
Tr.53 tiếp theo dòng cuối trang .... đó là một cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư
tưởng lạc hậu và tiến bộ. [”bg): Tư tưởng lạc hậu là của những người còn mang
những tàn dư của tư tưởng phi vô sản và tư tưởng tiến bộ là của những người
đang phấn đấu vì sự nghiệp chung. Quy luật đó là lẽ tất nhiên. “]
12-5-69 thiếu đoạn cuối
Tr.151 tiếp câu cuối .... nhưng với anh Long thì đúng như vậy. [(bg) Nằm nói
chuyện với anh nghe anh kể về những ngày công tác của anh mình thốt lên “Giá mà
em được ở gần anh em sẽ học được bao nhiêu điều hay” được về công tác với anh
đó là một mong ước rất thành thực. Nếu vừa rồi không có sự thay đổi trong biên
chế chắc điều đó đã thực hiện rồi.]
18-5-69
Tr.152 ... chừng nào ... [ (bg) ... Cả miền Nam đang tấn công, trên suốt dải đất
mênh mông này ở đâu lại chẳng có các anh? Đâu chẳng có bàn chân những người
trai dũng cảm.
Tôi biết trong các anh có rất nhiều và rất nhiều người quê ngoài XHCN . Các anh
có nhiều người cũng mới từ những ngày hòa bình bước vào cảnh lửa đạn này. Hôm nọ,
gặp mấy chàng trinh sát trẻ măng nước da trắng dưới lớp lông măng trên má, chắc
rằng đó là những học sinh cấp hai mới rời cây bút để nhận khẩu súng lên đường
đi chống Mỹ cứu nước.]
.... Vậy đó, cả nước đã lên đường,[ (bg) cả nước đang lăn mình trong cuộc chiến
đâu nhất định phải dánh thắng giặc Mỹ xâm lược nhất định phải trả về cho chúng
ta những ngày độc lập tự do.]
25-6-69 thiếu 2 câu
tiếp dòng thứ 2 trang 162... như Paven trong trường hợp đó . [(bg) Cuộc chiến
này biết mấy gian lao, chúc Th. đứng vững bên cương vị của người Cộng Sản...]
16-7-69 16-7-69 thiếu đoạn cuối
Tr.168...” Lối đó là lối bà già vợ thằng Hùng đó”. [(bg) Ôi! những người dân Việt
Nam anh hùng, có lẽ trên trái đất này không ai chịu nhiều khổ đau như mỗi người
dân miền Nam anh dũng.]
26-7-69 thiếu đoạn cuối
Tr.172 cuối trang.... mà chị đêm ngày thương nhớ thiết tha. [(bg) Con đường em
đi những bước đi còn chập chững nhưng chông gai gian khổ đầy nước mắt. Chúc em
đi những bước vững vàng.]
6-8-69 thiếu đoạn cuối
Tr.179 cuối trang.... Chắc không thể có nụ cười và tiếng đàn sôi nổi ấy. [(bg)
Ôi! Cuộc cách mạng ở mảnh đất này mới kỳ lạ làm sao, đau thương tang tóc ở đâu
bẵng và lạc quan sôi nổi cũng không đâu bằng.]
1-9-69 thiếu đoạn cuối
Tr.187 cuối trang .... Không hiểu anh Sơ có biết rằng trong câu gửi gắm ấy có
tình người anh lo cho đứa em gái hay không. [(bg) Anh Năm ơi, anh đi bình an
nhé, em sẽ đón anh trở về trong niềm vui và tình thương sâu dậm của một đứa em
gái.]
1-11-69 thiếu một hàng cuối
Tr.195 ... Anh đi bình an và mau về nghe anh. [(bg) người anh thân thương rất đỗi!]
5-11-69 thiếu đoạn cuối
Tr.196 .... con cháu nheo nhóc ở vào đâu? [(bg) Ôi! Giặc Mỹ chồng bao tội ác của
bay đã chất đầy như núi. Còn sống ngày nào tao thề chiến đấu đến giọt máu cuối
cùng để trả được mối thù vạn kiếp đó.]
26-02-70 Thiếu đoạn cuối
Tr. 228 ... Tình thương của mình bỗng dột xuất mà sôi nổi lạ lùng. [(bg) Tuy
nhiên lúc em ra về mình cũng chỉ căn dặn em cảnh giác cố gắng tập cho cánh tay
mau bình phục rồi nhìn em bằng đôi mắt trìu mến. Thôi, đi nghe em, chúc em khỏe
mau trở về với đội ngũ chiến đấu.]
27-02-70 Thiếu mất hai đoạn
Cuối Tr.228. Phải chăng vì Thuận đã làm được những điều trên?
[(Bg) Tất nhiên trong bước đường đi không ai không vấp phải khuyết điểm. Mình
không hề sợ khuyết điểm, cái gì sai thì cố gắng khắc phục, cái gì đúng cố gắng
phát huy không theo đuôi quần chúng, không độc đoán quan liêu, không vì sợ mất
lòng mà bỏ nguyên tắc. Trước khi làm một việc gì phải cân nhắc kỹ không hướng
mình đang đứng trong vai trò của một diễn viên trên sân khấu bao nhiêu đôi mắt
khán giả đang nhìn, mình làm được điều đó là dĩ nhiên vì mình là một diễn viên,
họ chỉ khen khi nào mình thật xuất sắc (mà điều đó thì mình chưa thể làm được).
Nếu mình làm còn thiếu sót họ sẽ chê, chê nhiều, vậy mà cũng đòi làm diễn viên,
dở quá vv và vv...]
Tr. 229 Bao nhiêu năm thoát ly vào sinh ra tử trên chiến trường miền Nam bây giờ
lại để nó chỉ huy!...”
[(bg) Không các đồng chí ơi!, tôi làm việc cũng chỉ vì sự nghiệp của cách mang,
Đảng giao phó cho tôi, nhưng trách nhiệm quan trọng cũng chỉ vì Đảng muốn tận dụng
hết khả năng sức lực của tôi để phục vụ cho Đảng nhiều nhất. Tôi vinh dự vì được
tin cậy nhưng không vì vậy mà tôi kiêu căng. Tôi hiểu lắm chứ tuy rằng được học
tập trang bị nhiều lý luận trong nhiều năm trên ghế nhà trường nhưng có nhà trường
nào lớn bằng trường đại học thực tế đâu? Tôi mới vào đây 3 năm dĩ nhiên không
thể bằng những đồng chí đã trải qua 10 năm, 20 năm trên chiến trường gian khổ,
cho nên hãy đến với tôi bằng tình thân của những người cùng chung giọt máu để đổ
xuống cho đất nước tự do, bằng tình thương của những kẽ xa nhà lấy gia đình
cách mạng làm chỗ dựa duy nhất trong cuộc sống. Hãy chỉ bảo giúp đỡ tôi để tôi
trở thành một đồng chí phục vụ đắc lực cho Đảng. Phần tôi, tôi tự biết tôi phải
làm gì, tự biết năng lực của mình và tự nhủ mình phải khiêm tốn học hỏi thật
nhiều mọi người xung quanh.]
8-3-70 thiếu một câu cuối
Tr.233 Phải như Paven, như Ruồi Trâu, hay như M của mình đó. [(bg) Nhất định phải
vậy nghe Th.!]
30-3-70 thiếu câu cuối
Tr. 237 ... hãy mạnh dạn mà đi, vững bước mà đi nghe. [(bg) người con gái XHCN
trên đất miền Nam ]
5-5-70 thiếu hai đoạn
Tr.241 Nhưng tao đã thề cùng các đồng chí của tao rồi, dù có chết cũng quyết
đánh cho đến cùng [ (bg) để đánh giập đầu con rắn độc hiếu chiến].
Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột. Tại sao cũng là con người mà lại có những con
người độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng bào để làm nước tưới cho gốc cây vàng của
nó như vậy.
[(bg) bao nhiêu cũng không đủ túi tham, bao nhiêu cũng không thỏa mãn cái cuồng
vọng của bọn quỷ khát máu.]
13-5-70 Thiếu đoạn cuối
Tr.243 những dòng chữ của mình vẫn theo em trên khắp chặng đường chiến đấu.
[(bg) Em ơi, hãy bồi đắp cho tình cảm chị em mãi mãi thắm thiết như ngày xưa ta
sống cùng nhau trên quê hương Phổ Hiệp. Thực ra trong những ngày qua cũng có
đôi nét mờ đi trong bức tranh tuyệt đẹp của mối tình cảm ấy vì không biết giữ
gìn, lỗi đó ở em hay ở mình.]
19-5-70 Thiếu đoạn cuối.
Tr.246 Vậy ra anh cũng hiểu mình đấy chứ. [(bg) nhưng tại sao vậy hở anh? Tại
sao nỗi lo cho mình trước lúc ra đi “là điều lo anh để lên hàng đầu” mà anh lại
cũng làm thinh không nói? Tại sao lúc chưa gặp anh mong chờ da diết mà lúc em đến
anh lại cũng làm thinh? Ôi người anh thân thiết, anh rất gần mà lại cũng rất
xa. Em hiểu anh hết mà rồi lại cũng không hiểu hết (mà chính anh cũng thắc mắc
với anh nữa kia mà!) Sao vậy hở anh? ]
4-6-70 thiếu đoạn cuối
Cuối Tr. 247. vì sao ta không thể đến với nhau trong mối quan hệ tốt đẹp và
chính đáng đó?
[(bg) Cách mạng miền Nam ! Nhiều cái anh hùng, nhiều chuyện lịch sử mà cũng còn
nhiều phức tạp, nhiều rác rưởi trong xã hội, cũng dễ hiểu thôi, vì tất cả cho sự
nghiệp đánh Mỹ cứu nước nên ta chưa thể tập trung sức lực để xây dựng con người
XHCN, những con người toàn diện, biết sống vì mọi người, biết cách ăn ở và nếp
sống có văn hóa.]
2.2.5.- CHÍN NGÀY BỎ SÓT
10-11-68 :
[(bg) Những hoạt động xã hội ngày một mở rộng đối với mình. Đại hội phụ nữ tỉnh
mời dự, hội thanh niên giải phóng mời dự nhưng mình không có điều kiện tham
gia. Trong cách bố trí sắp xếp kể ra cũng có những điều kiện chưa hợp lý. Một lần
nữa mình hiểu thêm về lòng ghen tỵ của người đời, vẫn còn những người không vui
khi thấy đồng chí mình tiến lên.
Những phút giây lịch sử trong tình chị em, trong đời người. Hãy nhớ trọn đời
nghe em!]
7-12-1968
[(bg) Gặp Thường, rất lâu rồi mới được ngồi bên em nói chuyện cùng em như những
ngày công tác dưới đồng bằng. Một năm qua trong xa cách, chị vui sướng thấy rằng
mỗi chị em mình đều bước đi những bước trưởng thành và tình chị em cũng đã lớn
lên dày dạn với thời gian. Vũng vàng trước sóng gió. Hãy vun xới cho tình cảm ấy
lớn lên và lớn mãi lên nghe em!]
23-5-69
[(bg) Về công tác Phổ Cường. Đêm mờ biết bao ở nhà chị Hạnh: “Không bao giờ tự
cầm dao cứa đứt mạch máu trong cơ thể mình” Không, thực tế thì có vậy nhưng em
thì không có. ]
26-10-69
[(bg) Những ngày sống bên anh có cái gì làm mình cảm thấy quên đi những ngày
gian khổ đang đe dọa bên mình. Có phải vì bàn tay ấm áp của anh đã nắm chặt tay
mình truyền cho mình sức mạnh để đánh bạt mọi gian khổ hay không? Có phải những
ngón tay nhỏ nhắn của anh đã vuốt trên mái tóc mình thân thiết truyền cho mình
tình thương ruột thịt làm mình quên đi cái cô đơn của một kẽ xa nhà? Và có phải
đôi mắt đen anh đã nhìn mình qua bóng đem và qua cả những phút giây ngắn ngủi
giữa mọi người đã nói với mình rằng: “Hãy vững bước nghe em, trên con đường
gian khổ nhưng vinh quang mà em đã chọn, bao giờ cũng có các anh giúp đỡ em với
tình đồng chí và có anh dìu dắt em trong cánh tay của một người anh”
Cảm ơn anh nghe anh, em sẽ sống xứng đáng làm một đứa em và một người đồng chí
của anh, có nghe em nói không hở anh Năm thân thương của em?]
19-01-70
[(bg) Cám ơn anh, người đồng chí thân thương. Anh đã đến với em bằng tình
thương chân thành ruột thịt, anh đã là một chỗ dưa trong cuộc sống của em. Cuộc
đời thật phức tạp, không biết ở sao cho vừa lòng tất cả được, cũng như anh đã
nói: “Đó là lẽ dĩ nhiên, em không bao giờ bi quan khi gặp trở ngại trong bước
đường đi lên của mình”. Như bao lần em đã nói cuộc sống là một bức tranh đủ màu
sắc, bên cái màu chủ đạo là màu đỏ chiến thắng và mà xanh ước mơ vẫn có thêm
màu đen trong tóc màu xám lạnh lùng nham hiểm. Dù sao em cũng vẫn yêu cuộc sống,
cuộc sống của những người cách mạng tha thiết tình thương và cháy bỏng niềm tin
vào sức mạnh của mình. Anh Năm thân thương, anh tin em chứ? Tin ở đứa em gái của
anh nghe anh.]
15-02-70
[(bg) Những ngày sống bên anh, sung sướng cảm thấy tình anh em ngày thêm gắn bó
trưởng thành. Em tin anh như tin chính bản thân em. niềm tin ấy giúp em đi lên,
đạp bằng mọi chông gai trở lực vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Sung sướng
biết bao khi trong bước đi gian khổ, luôn có anh dìu dắt, anh lo cho em từng ly
từng tý, anh dạy bảo em với tình một người anh trai với đứa em gái, anh xây dựng
cho em với trách nhiệm một bí thư huyện ủy với một đồng chí mới làm công tác Đảng,
anh săn sóc em với tình đồng đội cùng chung trong cuộc chiến đấu sinh tử này.
Hãy giữ tròn mãi mãi “...trong ngần thiết tha” nghe anh Năm!]
24-3-70
[(bg) Đọc những lá thư của anh càng hiểu càng thương anh vô cùng, anh Năm ạ. Quả
thực anh đã lo, đã thương em với tình thương sắt son ruột thịt, anh em ta thường
nói với nhau rằng: Dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ trọn tình anh em thủy chung
như nhau. Đâu có phải em không tin anh, em thường nói với chính em rằng em tin
anh như tin bản thân mình nhưng ngay cả bản thân mình em cũng nhiều lúc không
hiểu rằng xử trí như vậy đã đúng chưa. Vì vậy anh đừng trách khi em giận anh.
Thực ra cũng có một tình thương sâu đậm nên em mới cảm thấy giận anh, nếu
không, một lá thư như vậy, những câu nói như vậy hết sức bình thường với những
người khác nhưng với em lại là khác, em đòi hỏi ở anh một sự quan tâm, đòi hỏi ở
anh những biểu hiện của một tình thương đằm thắm trong sạch của một người anh
trai với đứa em gái cưng của anh. Đòi hỏi ấy có cao không nhỉ? “Anh đã dành tất
cả tình thương duy nhất, độc nhất cho em gái anh” Thì như vậy đâu phải là cao.
Vậy đó anh à, hãy hiểu em nhiều hơn nữa nghe anh, hiểu cái đứa em gái có trái
tim đầy nhiệt tình, đầy ưu ái, niềm tin ở cuộc đời. Em còn dại lắm, em tin người
ta dễ dàng mà cuộc đời lại chưa phải đáng để tin như vậy. Mong anh sẽ là người
dìu dắt em đi vững bước một trên con đường chông gai nguy hiểm nhưng rất đỗi
vinh quang mà anh em mình đã chọn.]
01-4-70
[(bg) Kỷ niệm 10 năm ngày vào Đoàn, 10 năm qua từ một thiếu niên bây giờ Th. đã
là một cán bộ dày dạn trong khói lửa. Th. không thể tự hào mà chỉ thấy rằng
mình đã làm đúng như lời thề dưới cờ Đoàn trong ngày hôm ấy.
Những đêm dài suy nghĩ, Th. ơi, hãy nghiêm khắc với bản thân hơn nữa, đừng để một
câu hỏi làm đau nhói trong Th. Tại sao mọi người không hiểu Th? Mà hãy hỏi: Tại
sao Th. lại để mọi người không hiểu mình? Đành rằng có những người không tốt: nhỏ
mọn, ghen tuông, kèn cựa nhưng dù họ với tính cách như vậy vẫn có một số người
họ không thể nói được. Vậy thì hãy làm như những người đó. Đừng khóc Th. ơi, nước
mắt hãy giành cho ngày gặp mặt những người thân yêu. Đêm khuya nằm bên những
người đồng đội, họ đã ngủ, hơi thở đều đều, ngoài kia từng tràng pháo nổ dậy trời.
Ơi những người đồng chí của tôi, ta đang cùng chung hơi thở giữa chiến trường lửa
khói, hãy thương yêu đùm bọc lấy nhau, sống chết kề một bên, ghen tuông kìn cựa
để làm gì?]
05-4-70
[(bg) Có phải mình cô đơn mà cảm thấy nhớ thương đến vô cùng hay không hở người
anh thân thiết của em? Chiều nay Cúc lên đường về cơ quan phục vụ, bỗng nhiên nỗi
buồn nhớ như tăng lên bội phần. Cuộc sống sao mà phức tạp mà sao mình lại làm một
con bé sống với trái tim giàu tình cảm như thế này? Tại sao ư? Vì từ nhỏ đến giờ
nó là như vậy. Nghe những ý kiến của chị Hạnh cảm thấy buồn lạ lùng. Con người
vẫn có những kẻ sống với tầm mắt nhỏ hẹp, họ không thể có được những tình cảm
trong sáng chân thành như một số người khác. Với họ chỉ có vật chất, chỉ có xác
thịt!! Ôi ghê tởm làm sao. Anh trai của em ơi, có đúng như lời anh đã nói đó
không? “Tình anh em ta sẽ tồn tại mãi mãi dù thời gian, không gian biến động thế
nào” nghĩa là ta sẽ đàng hoàng thanh bạch mà sống, đạp qua mọi rác rưởi gai góc
cản trở đường đi của ta. Em cũng sẽ làm như anh, sẽ thực hiện đúng như lời em
đã hứa cùng anh.]
3.- TÁC GIẢ:
Bàn về một tác phẩm mà không tìm hiểu tác giả là một điều thiếu sót không thể
tha thứ được cho dù người đó đã nằm xuống. Trong bản gốc của nhật ký không có
ghi tiểu sử của tác giả, nhưng theo lời kể của gia đình và nhân chứng trong
sách in có thể sơ lược như sau:
Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942
1960-1961: Học sinh lớp 10C trường trung học Chu Văn An Hà Nội.
Năm 1966: Tốt nghiệp bác sĩ mắt Đại học y khoa Hà Nội (?) loại ưu.
Năm 1967: Vào Nam chiến đấu, phụ trách một trạm xá nhỏ ở Đức Phổ Quảng Ngãi.
Chết lúc 17g20 ngày 22-6-1970.
Nhiều người đã đặt nhiều nghi vấn về chức danh bác sỹ của DTT, bởi nguyên do thời
gian theo học đại học y khoa khá ngắn ngủi(?)vì vậy người viết phải làm cuộc so
sánh như sau:
3.1.- THỜI GIAN: Trước 1975 tại miền Bắc, hệ giáo dục trung học là 10 năm. Đào
tạo bác sĩ chỉ có 5 năm (?).Trong khi ở miền Nam hệ trung học là 12 năm, và đại
học y khoa thường là 7 năm.
Như vậy ở miền Bắc, một người bác sĩ chỉ mất 15 năm học ở nhà trường. Ở miền
Nam phải mất 19 năm.
3.2.- HỌC TRÌNH: Học sinh Miền Nam chỉ thuần túy học về chuyên môn và văn hóa
trong suốt thời gian, hoàn toàn không học chính trị hay sinh hoạt đảng phái
đoàn thể.
Trong khi đó học sinh miền Bắc phải tốn ước chừng khoảng 1/3 thời gian để học tập
chính trị từ sơ cấp đến trung cấp Mác Lê ở bậc đại học, xây dựng chủ nghĩa cộng
sản khoa học, đây là những môn thi bắt buộc. Ngoài ra còn phải phấn đấu sinh hoạt
ngoại khóa trong phong trào, tranh thủ để trở thành cháu ngoan bác Hồ, đối tượng
Đoàn, đối tượng Đảng.
Nếu so sánh một cán sự y tế, hay cán sự điều dưỡng miền Nam được đào tạo 3 năm
chuyên môn, với trình độ trung học, tổng cọng thời gian học cũng từ 12 năm trở
lên ( 9 năm bằng trung học đệ nhất cấp + 3 năm chuyên môn).Nếu căn cứ vào học
trình để kết luận, thì người bác sĩ miền Bắc bị nhồi sọ về chính trị Mác Lê hơn
miền Nam. Nhưng chuyên môn và văn hóa người bác sỹ miền Bắc chỉ có trình độ
tương đương với một người cán sự y tế trung bình mà thôi, không thể so sánh bằng
với bác sỹ miền Nam được. (Trước 1975)
3.3.- CÔNG TÁC THỰC TIỄN: Với trình độ chuyên môn như trên, tốt nghiệp loại ưu
(Tr.305) chắc là DTT sẽ đạt nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyên
môn của mình. Sau đây là những thành tích của một bác sĩ XHCN rất đáng để chúng
ta suy gẫm và đánh giá.
08.04.68 (tr.33)
Mỗ một ca ruột thừa trong điều kiện thiếu thốn, thuốc giảm đau chỉ còn vài ống
Novoraine nhưng người thương binh trẻ không hề kêu la một tiếng, anh còn cười để
động viên mình, nhìn nụ cười gượng trên môi khô vì mệt nhọc, mình thương anh vô
cùng.
Rất đau xót rằng sự nhiễm trùng trong ổ bụng không do ruột thừa vỡ. Tìm kiếm gần
một giờ đồng hồ không thấy nguyên nhân đành đóng lại cho đặt dẫn lưu và đổ
kháng sinh trong ổ bụng.
Nỗi băn khoăn của một người thầy thuốc cộng nỗi thương xót mến phục người
thương binh ấy làm mình không thể yên lòng, vuốt nhẹ mái tóc anh mình muốn nói
với anh rằng: với những người như anh mà tôi không cứu chữa được thì đó sẽ là nỗi
đau xót khó mà phai đi trong cuộc đời phục vụ của một người thầy thuốc.
Bác sỹ định bệnh sai, đưa đến chết người
22.04.68 (Tr.41)
... Một ngày mệt nhọc vô cùng, ba ca thương nặng vào một lúc, suốt một ngày đứng
bên bàn mổ, đầu óc căng thẳng vì những vết thương, vì tiếng khóc xé ruột của
chú Công (cha Hường) và vì những tin buồn dồn dập ...
DTT là bác sỹ mắt nhưng làm công việc giải phẫu là chính.
20.07.68 (Tr.64)
... Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong
bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết,
mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya khối lượng công việc quá lớn
mà người không có nên một mình vừa phụ trách bệnh xá vừa lo điều trị, vừa giảng
dạy. Vô cùng vất vả cũng còn nhiều khó khăn trong công việc nhưng hơn bao giờ hết
mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho
cách mạng....
27.08.68 (Tr.75)
Một ca mổ quan trọng đã kết quả. Thận dập nát đã được may lại, máu ngừng chảy
nước tiểu người bệnh nhân ấy đã trong lại bình thường. Lẽ ra niềm vui ấy sẽ
tràn trề, một mạng người được cứu sống nhưng sao mình rất bình thản trước nụ cười
và đôi mắt cảm phục của người bệnh nhân ấy. Một dòng máu ngừng chảy nhưng bao
nhiêu dòng máu đã chảy và đang chảy? ...
05.10.68 (Tr.84)
Một ca tử vong sau phẫu thuật cắt đoạn. Đó là một bệnh nhân gần 66 tuổi nhưng sức
còn khỏe, đó là một Đảng viên già đã 23 năm trời liên tục chiến đấu. Gia đình
và bệnh xá đã tận tình cứu chữa mà cũng không sao cứu thoát cho ông già. Riêng
mình dù tập thể và chính bản thân con trai ông già đã xác định và thừa nhận
mình không có lỗi mà chỉ có lòng tận tình cứu chữa nhưng mình vẫn xót xa.
Vì sao ông ta chết? Vì kỹ thuật? Cũng không phải tuy là ca đầu tiên cắt cụt
nhưng mình vẫn bình tĩnh vẫn đảm bảo thời gian và kỹ thuật. Vậy thì vì sao? Vì
không truyền được lọ plasma? Nhưng sự việc này cũng không biết nói sao, cứ truyền
vào đúng ven lại trật ra do ông già quẫy cựa. Buồn vô cùng! Một ca tử vong
không đáng tử vong mà lại không rút ra được bài học gì đích đáng cả.
Lần đâu tiên giải phẫu cắt cụt, gây chết người, mà không rút ra được bài học
nào cả.
24.10.68 (Tr.91)
Một ca mổ cancer dạ dày ở giai đoạn cuối. Với điều kiện thô sơ mình cũng đã mổ
thăm dò nhưng rất tiếc rằng cancer đã sang giai đoạn di căn. Không thể làm gì
hơn đành đóng ổ bụng lại và đau xót nhìn người bệnh nhân đi dần đến cái chết....
Lại mổ ung thư, gây chết người.
09.01.69 (Tr.115)
... Hôm nay Bốn lại vào viện, da xanh mướt, em nằm im lìm không rên la, một
chân đã bị mìn tiêu cụt tơi tả, máu thấm ướt hết áo quần. Bằng tinh thần trách
nhiệm cộng với tình thương, mình đã cùng các đồng chí hết sức cứa chữa cắt cụt
chân xong, Bốn cười và nói: “Bây giờ chắc sống 80% rồi đây“
Riêng mình vẫn lo lắng vì Bốn mất máu quá nhiều, mạch vẫn rất nhanh 140-150
nhưng cũng nhiều hy vọng.
Cuối cùng Bốn đã không vượt qua nổi, máu ra nhiều quá nên em không còn đủ sức.
Bốn ơi máu em đã thấm đầy trên mảnh đất quê hương, máu em đã chảy dài trên đường
em đi chiến đấu....
Cũng cắt cụt gây chết người
15.03.69 (Tr.133)
Một đồng chí bộ đội nữa hy sinh, anh bị một vết thương xuyên thấu bụng. Sau cuộc
mổ tình trạng không tốt mà xấu đến có lẽ vì một sự chảy máu trong do miến mảnh
không tìm thấy cọ xát làm đứt một mạch máu nào đó. Sau hội chẩn, ý kiến chung
không đồng ý mổ lại. Riêng mình vẫn băng khoăn lưỡng lự.
Cuối cùng anh đã chết. Cái chết của anh làm mình suy nghĩ đến đau đầu. Anh chết
vì sao? Vì sự thiếu cương quyết của mình chăng? Rất có thể là như vậy. Nếu mình
kiên quyết, ít ra 100% thì hy vọng cứu sống anh có thể có 10%. Mình đã theo
đuôi quần chúng, bỏ qua một việc làm nên làm.”
DTT là người có chuyên môn duy nhất trong bệnh xá mà không có quyền quyết định
về chuyên môn bằng lãnh đạo quần chúng? Giá trị của lãnh đạo tập thể?
29.07.69 (Tr.174)
Chiến tranh thật tàn khốc hết mức, sáng nay người ta đem đến cho mình một
thương binh toàn thân bị lân tinh đốt cháy, đến với mình sau cả giờ đồng hồ kể
từ lúc bị nạn mà khói vẫn còn nghi ngút cháy trên người nạn nhân....
Tóm lại DTT là một bác sỹ mắt mà đi làm công việc giải phẫu chửa đủ các loại bịnh
theo kiểu “không có chó, bắt mèo ăn cứt” từ cắt cụt chân, mổ ruột thừa, vá thận,
mổ ung thư dạ dày, chửa bỏng còn nhiều nữa chưa kể hết trong nhật ký này (?)
Trong hơn một năm làm phẫu thuật, gây chết 5 người mà vẫn được khen tặng như
sau:
06.10.68 (Tr.85)
Có những lời nữa đùa nữa thật ghen với tình thương mà mọi người đã giành cho
mình. Mình cũng suy nghĩ về những lời đùa đó nhưng suy ra cho cùng đâu phải mọi
người thương mình vì hai chữ “Bác sỹ”...
1.11.68 (Tr.92)
Tổng kết năm qua, bệnh xá Đức Phổ được báo cáo điển hình trong toàn tỉnh về
thành tích điều trị và các mặt khác, và trong số những người xuất sắc ấy có cả
mình. Đó là một thắng lợi chung trong đó có mình một chút.
07.04.1969 (Tr.138)
Được rất nhiều thư, niềm vui tràn ngập thư mẹ, thư em, thư bè bạn từ trên khu,
trên tỉnh, trên huyện, dưới xã ai ai cũng gửi đến mình lòng thương mến thiết
tha.
Những lời khen ít nhiều cũng làm mình sung sướng: “Thùy Trâm đã được mọi người
thương, bạn mến, Đảng tin...”, “Thật là một người trí thức toàn diện...”
Không biết bao nhiêu lần mình tự hỏi phải làm gì đây để xứng đáng với lòng tin
của mọi người.
Đây là niềm hãnh diện của Đặng Thùy Trâm, người trí thức XHCN toàn diện(?)
Với thành tích trên đã khơi động sự tò mò của người viết phải đi tìm lại dấu
tích con đường học vấn của tác giả. Qua lời kể bà mẹ DTT:
Bà cụ nói: “Gia đình không tưởng tượng được là ngay ở Đức Phổ, Quảng Ngãi mà
Thùy còn gây dựng được một vườn thuốc và người dân vẫn giữ gìn đến tận bây giờ”.
Chị Kim Trâm tiếp lời: “Vốn kiến thức về dược liệu mà chị Thùy có đấy là được mẹ
truyền cho từ ngày còn nhỏ. Trường y đâu có dạy chị về dược liệu, nhất là thuốc
nam. Hồi bé, chúng tôi ở với cha mẹ ngay trong khu tập thể Bộ Y tế, đằng sau là
một vườn thực vật rộng mênh mông. Ngoài giờ học và làm việc nhà, mấy chị em
toàn chạy vào vườn thuốc chơi.
Chúng tôi lấy những lá chuối to che lại làm lều, “cắm trại” ngay trong vườn thuốc,
trò chơi yêu thích nhất của chúng tôi là “đố cây đố lá”, lá này của cây gì,
dùng để làm gì. Không biết thì về hỏi mẹ. Cứ như thế mà chúng tôi biết được tên
gọi và công dụng của các cây thuốc trong vườn”.
Bà cụ lại tiếp: “Thùy nó học nhiều hơn ở cha. Thùy học chuyên khoa mắt, không học
ngoại, nhưng hằng ngày sau khi học ở trường y về Thùy vẫn đến bệnh viện của cha
để theo dõi cha mổ, để học thêm những kinh nghiệm điều trị của cha. Tối đến,
hay vào các ngày nghỉ, hai cha con lại say sưa cùng nhau vẽ. Ông ấy không dạy
Thùy vẽ tranh phong cảnh mà dạy con vẽ người trên các bức hình giải phẫu. Ông ấy
vẽ đẹp lắm, Thùy nhờ cha cũng vẽ rất khá, và cũng từ các bức vẽ “anatomie” ấy,
cùng với những lần theo cha đi trực giải phẫu mà sau này khi vào chiến trường,
nó có thể bắt tay làm phẫu thuật thương binh được, dù học chuyên khoa mắt”.
(Báo Tuổi trẻ 4-8-2005 bài ngọn nến vẫn cháy mãi)
Tóm lại DTT học tây y chuyên khoa mắt, nhưng ra làm chuyên viên giải phẫu đủ
các loại bệnh và chữa trị bằng thuốc Nam cây nhà lá vườn, chẳng khác gì các thầy
thuốc lang băm. Một kỷ lục đáng hãnh diện ghi vào lịch sử phát triển y tế CNXH
Việt Nam(?)
Đọc tiếp nhật ký (tr.314-315) “ Ai biết liệt sĩ Đặng Thùy Trâm? ... Chúng tôi
đã hỏi trường Đại học Y khoa. Sở Lao động Thương binh-Xã hội, hỏi Ban liên lạc
họ Đặng Việt Nam, đến cả Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cũng không ai biết”.
DTT tốt nghiệp loại ưu là một vinh dự cho nhà trường và gia đình tại sao không
có tên trong danh sách tốt nghiệp? Tại sao gia đình không có giữ một bằng chứng
nào như văn bằng tốt nghiệp, hình ảnh lễ mãn khóa, tiệc mừng gia đình lúc DTT tốt
nghiệp? Trong khi gia đình vẫn còn giữ hình ảnh những ngày cuối cùng trước khi
vào Nam chiến đấu. Điều này chứng tỏ DTT không có làm lễ mãn khóa ra trường,
không có đem văn bằng tốt nghiệp về cho gia đình lưu giữ (?)Chỉ có một câu trả
lời hợp lý là DTT chưa bao giờ tốt nghiệp đại học y khoa. và DTT đã khai man lý
lịch trước khi vào Nam chiến đấu?
Hãy nghe lời nhân chứng trong nkdtt (tr.319) lời của ông Ngô Sơn Huy (nguyên
phó hiệu trưởng trường PTDL Đinh Tiên Hoàng) là bạn thân của Đặng Thùy Trâm như
sau: “ Qua lời Trâm kể, tôi biết Trâm được tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà
Nội sớm một năm để đi chiến trường.”
Tại sao DTT lại tốt nghiệp sớm một năm? Theo thông lệ miền Nam sinh viên ra trường
sớm hơn học trình đào tạo chỉ rơi vào những trường hợp học kém hay bị kỷ luật bị
sa thải mà thôi. Sinh viên ở miền Bắc thì sao? chắc không ra ngoài thông lệ đó?
Hãy nghe DTT tự thú trong nhật ký:
23-07-69 (Tr.170)
Một chiếc bật lửa Mỹ có khắc tên mình cạnh tên người đồng chí thân yêu. Anh Đáo
đưa nó cho mình và hỏi ai khắc. Mình cười vô tư rồi trả lại anh nhưng lúc ra về
mình cảm thấy nao nao. M. ơi! Anh khắc tên em cạnh anh vì sao? Vì những ngày
xưa thơ mộng vì tình thương yêu đằm thắm nơi anh vẫn còn hay vì đó là một động
tác bình thường của anh? Thực ra không ai làm việc gì mà không có ý nghĩ. M. lại
càng không phải là loại người như vậy nhưng M. ơi, anh hãy nói đi anh, vì sao
anh khắc tên em bên cạnh tên người bộ đội giải phóng quân mà anh thường nói rằng
không phù hợp với cô sinh viên y khoa ấy?
M là người yêu của DTT từ 8 năm trước, vẫn xem DTT là một sinh viên y khoa dù
DTT đã làm việc với chức danh bác sĩ đã 3 năm qua, đây là điều nghịch lý trong
nhật ký. Chỉ có thể lý giải một điều bí mật chỉ có giữa M. và DTT biết rất rõ
mà thôi đó là : DTT là một sinh viên y khoa và chưa bao giờ tốt nghiệp và mãi
mãi vẫn là một sinh viên y khoa trong lòng M. DTT đã chấp nhận sự thật đó! DTT
không hề phản kháng hay hờn giận.
4.- NHỮNG NGHI VẤN XUNG QUANH CUỐN NHẬT KÝ:
Đây là phần nội dung biên soạn trong sách in do những người chỉnh lý biên soạn
và nhân chứng liên quan hoàn toàn không có trong bản gốc nhật ký.
4.1 NGƯỜI LƯU GIỮ NHẬT KÝ:
Câu chuyện xuất phát từ ông tiến sĩ FREDERIC WHITEHURST, 35 năm về trước là một
người lính trinh sát Hoa Kỳ có lưu giữ hai tập nhật ký của ĐTT, và ông đã có ý
định tìm lại gia đình DTT để tính đến chuyện xuất bản tập nhật ký trên, phần
sau là một trong những thư trao đổi đầu tiên giữa ông Frederic Whithurs với gia
đình DTT.
Chủ nhật, 1.5.2005
Thưa bà Trâm,
Tôi mong rằng lá thư này sẽ không đem đến cho bà nỗi buồn mà chỉ là niềm tự hào
của một người mẹ đã sinh ra một người con gái rất đặc biệt. Tôi cần phải nói lại
với bà điều mà bao năm qua tôi vẫn tin đó là cái chết của con gái bà. Tôi ngồi
chờ một trận đánh cùng một quân đoàn Mỹ. Ngồi bên cạnh tôi là một người lính và
chúng tôi nói với nhau về những trận đánh trong quá khứ.
Người lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vị gồm 120
người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vị của anh gặp nhiều lều trại trong rừng
sâu trên vùng núi phía tây huyện Đức Phổ. Ngay lập tức có người nổ súng vào họ.
Người lính thấy rõ nhiều người đang chạy trong rừng để trốn thoát và muốn bắt họ,
vì thế họ kêu gọi người đang bắn đầu hàng, nhưng đáp lại lời kêu gọi là thêm rất
nhiều viên đạn bắn vào họ.
Đây là một người rất anh hùng bởi vì lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí và
họ chỉ cần tích tắc để chặn một tay súng lại. Khi thấy bị bắn tiếp lính Mỹ bèn
bắn trả và tay súng kia trúng đạn. Nhưng toán lính Mỹ không bắt được ai khác nữa.
Khi đến được nơi người kia nằm toán lính Mỹ nhận thấy rằng người đó chết trong
khi bảo vệ các bệnh nhân của một bệnh viện. Trên xác người phụ nữ đó có một khẩu
SKS và một cái túi vải bạt đựng vài cuốn sổ và sách vở.
Fred (Di sản của DDT-Talawas)
Bức thư trên đã được chỉnh lý sửa đổi. Người biên tập đã ngang nhiên sửa đổi nội
dung thư từ riêng của một luật sư tiến sĩ (có sự đồng ý của tác giả bức thư
không?) đây là một điều xúc phạm nặng nề, khó chấp nhận được. Sau đây là bức
thư bị sửa đổi:
20g27, chủ nhật 1-5-2005
Thưa bà Trâm.
Tôi mong rằng thư này sẽ không đem đến cho bà nỗi buồn mà chỉ là niềm tự hào của
một người mẹ đã sinh ra một người con gái rất đặc biệt. Tôi cần phải nói lại với
bà điều mà bao năm qua tôi vẫn tin: đó là trường hợp hi sinh của con gái bà.
Tôi đang ngồi chờ một trận đánh cùng một đơn vị lính Mỹ. Ngồi bên cạnh tôi là một
người lính và chúng tôi nói với nhau về những trận đánh đã từng tham dự.
Người lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vị của anh
ta gồm 120 người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vị của anh ta gặp nhiều lều
trại trong rừng sâu trên vùng núi phía tây huyện Đức Phổ. Ngay lập tức có một
người nổ súng vào họ. Người lính thấy rõ nhiều người đang chạy trong rừng để trốn
thoát và muốn bắt họ, vì thế họ kêu gọi người đang bắn hãy đầu hàng, nhưng đáp
lại lời kêu gọi đầu hàng là thêm rất nhiều viên đạn bắn vào họ.
Đây là một người rất anh hùng bởi vì lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí vậy
mà phải khá lâu mới có thể chặn lại một tay súng duy nhất. Khi thấy bị bắn tiếp,
lính Mỹ bèn bắn trả và tay súng kia trúng đạn. Nhưng toán lính Mỹ không bắt được
ai khác nữa. Khi đến được nơi người kia nằm toán lính Mỹ nhận thấy người đó
đang bảo vệ các bệnh nhân trong một bệnh viện. Trên xác người phụ nữ đó có một
khẩu CKC và một cái túi vải bạt đựng vài cuốn sổ và sách vở.
Fred (Tr.259)
Phải chăng ông Fred sợ rằng gia đình không tin câu chuyện kể của mình , nên ông
Fred đã cẩn thận nhấn mạnh lần thứ hai qua bức sau:
9g44, thứ hai, 2-5-2005.
Thưa bà Trâm.
Và giờ đây thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Trận đánh mà người lính nọ tả lại
cho tôi đúng là điều đã xảy ra. Con gái bà đã một mình chiến đấu với 120 lính Mỹ
để bảo vệ các bạn mình.
Ở bất cứ đất nước nào trên thế giới điều đó đều được gọi là ANH HÙNG và những
người anh hùng đều được tất cả mọi người tôn kính, dù người đó là đàn ông hay
đàn bà. Thế giới phải được biết về sự dũng cảm của con gái bà và mãi mãi học hỏi
được điều gì đó từ tình yêu và những suy nghĩ của chị. Fred (tr. 261)
Thưa ông tiến sỹ Frederic Whithurs qua nội dung bức thư tự giới thiệu:
Thứ Ba, 3.5.2005
Hiền và Hồ thân mến,
.... Khi trở về nhà sau chiến tranh, thân thể tôi chỉ bị thương chút ít nhưng
trái tim tôi bị tổn thương. Ngay sau khi trở về tôi quay lại trường đại học và
tiếp tục học môn hóa. Học xong đại học tôi tiếp tục làm tiến sĩ về hóa học ở đại
học Duke trong năm năm rưỡi. Tôi nhớ đó là một thời gian rất khó khăn. Khi làm
luận án tiến sĩ tôi cần có người tài trợ, và giáo sư hướng dẫn của tôi chọn người
tài trợ là quân đội Mỹ.
Nhưng họ muốn tôi nghiên cứu về các vật liệu có chứa phốt-pho. Những nghiên cứu
như thế có thể giúp phát triển một cuộc chiến tranh khí hóa học. Tôi tức giận từ
chối và nói với giáo sư là tôi sẽ thôi không nghiên cứu nữa. Tôi sẽ không để
cho người ta sử dụng mình để giết người một lần nữa. Giáo sư nói với tôi rằng một
ngày kia tôi sẽ hiểu bất cứ điều gì do con người sáng tạo ra sẽ có một kẻ tìm
cách sử dụng nó với những mục đích hủy hoại, đồng thời sẽ có người khác tìm
cách sử dụng nó với mục đích tốt đẹp. Dẫu thế tôi vẫn từ chối và cuối cùng đề
tài nghiên cứu của tôi là hóa học các-bon. Sau khi nhận được bằng tiến sĩ hóa học
vào năm 1980 tôi tới Texas để tiếp tục học tập và nghiên cứu, nhưng chẳng bao
lâu tôi nhận thấy không thỏa mãn. Vậy là tôi lại làm việc cho chính phủ Mỹ một
lần nữa và trở thành một nhân viên của FBI. Suốt bốn năm, mặc dù là tiến sĩ hóa
học nhưng tôi lại làm một thám tử đặc biệt của FBI chuyên điều tra các vụ cướp
nhà băng, bắt cóc trẻ em, các vụ ma túy có liên quan đến heroin, cần sa, cocain
và các chất gây nghiện khác. Sau đó tôi chuyển tới làm ở một phòng thí nghiệm về
các tội phạm hình sự của FBI, Washington D.C. Chính ở đó tôi đã trở nên nổi tiếng
cả ở trong nước lẫn quốc tế. Các bạn thử gõ tên tôi trên Internet và xem người
ta đã viết những gì. Cuối cùng tôi đã kiện Tổng thống Mỹ, Tổng Luật sư, Giám đốc
FBI, Cơ quan FBI, Bộ Tư pháp Mỹ và Chính phủ Mỹ.Đó là cả một câu chuyện dài về
một người đàn ông không làm ngơ trước những sai trái.Năm 1998, sau khi thắng tất
cả các vụ kiện, tôi về hưu sớm, quay về sống ở cái xóm nhỏ Bethel để tiếp tục
công việc và chăm sóc cha mẹ tôi.Năm 2000 cha tôi qua đời nhưng mẹ tôi còn sống
và là một kho báu đối với gia đình tôi cũng như đối với tôi.Vì tôi có học luật
trong những năm từ 1992 đến 1996 ở Đại học Georgetown ở Washington DC cho nên từ
khoảng hai năm rưỡi nay tôi bắt đầu hành nghề luật. ... Fred (Di sản DTT -
Talawas)
Ông là người có nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức uyên bác như trên thì
tôi không nghĩ là ông không biết (trừ phi ông cố tình không muốn biết) câu
chuyên của người lính vô danh cách đây 35 năm chỉ là DỐI TRÁ, là HƯ CẤU. Thế mà
ông vẫn cố tình tin là sự thật(?)để tạo dựng nên một mẫu anh hùng ĐẶNG THÙY
TRÂM thì người viết đành phải đặt nghi vấn về sự trong sáng của cá nhân ông
trong công việc lưu trữ nhật ký này bởi những nghịch lý sơ đẳng như sau:
4.1.1.- Quân số và đơn vị: Trước 1975 hệ thống binh quyền của lính Mỹ và VNCH
được tổ chức theo lý thuyết là đơn vị nhỏ nhất là tiểu đội gồm 12 người, 3 tiểu
đội gộp lại thành một trung đội, và ba trung đội thành một đại đội và 3 đại đội
thành 1 tiểu đoàn. Và lệnh tác chiến phân bổ theo đơn vị chứ không theo số người
dù rằng trên thực tế quân số đơn vị luôn luôn thiếu do hao hụt bởi cuộc chiến
không bổ sung kịp. Như vậy con số 120 người lính nói trên thuộc bao nhiêu đơn vị?.
Một đại đội quá thừa, mà hai đại đội quá thiếu quân số không phù hợp với thực tế
. Như vậy chỉ có thể kết luận đây là con số 120 lính Mỹ chỉ là con số phóng đại
trong cuộc hành quân nói trên. Phóng ảnh tr.290 báo cáo quân sự cho thấy chỉ có
một trung đội hành quân lúc bấy giờ tức là dưới 36 người.
4.1.2.- Vũ khí, hỏa lực: Sau cuộc tổng tấn công năm Mậu Thân, không kể các loại
súng cộng đồng, hay đại liên, vũ khí cá nhân của hai bên cuộc chiến đã hoàn
toàn thay đổi. lính miền Bắc sử dụng AK.47, riêng lính Mỹ và VNCH sử dụng súng
M.16, M.15 đây là những loại súng tự động, bắn liên thanh hằng loạt với tốc độ
nhanh, sát thương nhiều. Còn những loại súng bán tự động như carbin M.1, M.2,
garant M.1, CKC không còn được dùng trong trực tiếp chiến đấu nữa vì hỏa lực yếu,
tốc độ bắn chậm, dễ trở ngại tác xạ, các loại súng này chỉ được sử dụng canh
gác thứ yếu ở những đơn vị phòng thủ cơ sở, hay nhát ma mà thôi.
Do vậy với hỏa lực SKS(?)chỉ có khả năng bắn tỉa bắn lén rồi chạy trốn làm gì
có trực diện chiến đấu với 120 lính Mỹ. Vì chỉ cần nổ phát súng, lộ mục tiêu là
banh thây ngay tích tắc chứ làm sao mà có thể cầm cự khá lâu. Đây là một sự
hoang tưởng.
4.1.3.- Thực tế hành quân: Đội hình hành quân căn bản ở quân trường đã dạy, nhất
là lính Mỹ lại càng được huấn luyện kỹ lưỡng hơn nữa, để tránh nhiều thương
vong thì khi hành quân thường dùng đội hình quả trám hay đội hình hàng ngang và
luôn luôn có toán trinh sát đi đầu. Như vậy DTT bất quá chỉ đụng phải toán
trinh sát nhỏ này là đã chết bởi hỏa lực yếu kém của mình, đâu còn thời gian chờ
120 lính Mỹ đàng sau đi tới để chiến đấu trở thành anh hùng.
4.1.4.- Trở lại lời văn viết trong thư : “Ngay lập tức có người nổ súng vào họ.
Người lính thấy rõ nhiều người đang chạy trong rừng để trốn thoát và muốn bắt họ,
vì thế họ kêu gọi người đang bắn đầu hàng, nhưng đáp lại lời kêu gọi là thêm rất
nhiều viên đạn bắn vào họ.
Đây là một người rất anh hùng bởi vì lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí vậy
mà phải khá lâu mới có thể chặn lại một tay súng duy nhất. Khi thấy bị bắn tiếp,
lính Mỹ bèn bắn trả và tay súng kia trúng đạn”
Trong hành quân tác chiến, địch nổ súng vào mình tại sao không bắn trả theo phản
xạ chiến trường, theo qui luật bất thành văn bắn chậm là chết, mà lại kêu gọi đầu
hàng? Tại sao thấy người chạy trốn lại không bắn hay đuổi theo, trong khi muốn
bắt họ? tại sao súng SKS lại có thể bắn được nhiều viên đạn bắn vào lính Mỹ mà
120 tay súng bắn lại khá lâu mới chặn được? Cũng là những điều nghịch lý.
4.1.5.- Đặng Thùy Trâm chiến đấu như một ANH HÙNG?
Chúng ta hãy nghe lời tự thuật của DTT trong nhật ký:
27-7-69 (Tr.173)
Bây giờ rất khó đi vì pháo bắn nên chị không thể dẫn đi được. Quả nhiên chưa
nói dứt lời pháo đã nổ chát bên tai, lửa rực sáng cả khu vực mình ở. Đành phải ở
lại nhà chị Thịnh đem nay một đêm đầu tiên mình phải sống bơ vơ không có ai đảm
bảo cho mình ngoài những người dân đối với mình chỉ có một tình thương bình thường
gần 3 năm nay đi đâu mình cũng vô tư mặc dù giữa tình hình rất căng thẳng mình
vẫn yên tâm vì đã có người bảo vệ mình chu đáo, dựa vào họ mình không phải lo lắng
gì cả. Đêm nay chỉ một mình mình lần đầu tiên kể từ ngày bước chân vào Nam mình
phải suy nghĩ, địch càn xuống mình sẽ chạy đi đâu, nếu chúng tập kích vào đêm
nay thì phải xử trí thế nào? Cần liên hệ với ai để có công sự ở
Tính vào thời điểm tháng 7-69, sau 3 năm vào Nam, DTT chưa một ngày trực tiếp
chiến đấu, chưa hề cầm súng, đi đâu có người bảo vệ, chưa biết phản ứng ra sao
khi địch tấn công.
Trong thư ông mô tả DTT một mình chiến đấu như là anh hùng, có phải DTT đã tự
nguyện hay là bị bắt buộc chiến đấu? bị bỏ rơi không lối thoát? và đây là câu
trả lời từ trong nhật ký DTT:
8.4.69 (Tr.139)
Địch càn, vào gần đến máng nước, còn một chút xíu nữa là cơ đồ của bệnh xá tan
hoang. Biết địch gần sát bên nách mà sao mình bình tĩnh lạ lùng. Sau khi đưa
thương binh đến chỗ trốn rồi mình quay lại đứng trong phòng mổ. Mình muốn thử
xem nếu địch vào đến đây mình có đủ can đảm và linh hoạt giải quyết như những
người thường hay ở lại hay không. Cuối cùng địch không vào và đêm đó mình lại
ngủ ngon lành trong căn phòng trống trải lộn xộn giữa cảnh chạy càn.
28.4.69 (Tr.145)
Dù đã dự kiến trước nhưng khi tình huống xảy ra vẫn có những cái lận đận vất vả
vô cùng. Sáng nay theo tinh thần cuộc họp ban lãnh đạo bệnh xá đêm qua, toàn bộ
số thương binh nặng và đi lại khó khăn chuyển sang trường Đảng vì thấy địch có
khả năng lùng sục vào bệnh xá.
Chưa đến 6 giờ mình giục anh em chuyển thương binh đi rồi cũng tay xách nách
mang theo anh em. Khiêng lên khỏi dốc trường Đảng, mồ hôi ai nấy chảy dài trên
mặt nhưng không thể chần chừ nghỉ cho ráo mồ hôi được, mình đành động viên anh
em quay lại khiêng nốt ba ca thương còn lại ở sau.
Chưa đầy một giờ ba mươi phút sau, mấy loạt súng nổ gần bên tai, mình nghĩ thầm
chắc địch đã đến trạm trực nên quay vào báo cho thương bệnh binh chuẩn bị tư thế.
Chưa kịp làm gì thì anh em du kích dân tộc hốt hoảng chạy vào báo địch đã vào đến
máng nước rồi và tất cả nhân dân hối hả chạy.
Tất cả lực lượng khiêng thương binh đều chưa về đây, nhìn lại còn năm cas phải
khiêng mà chỉ có mình, Tám và mấy đứa học sinh đợt I đang chuẩn bị đi về.
“Không thể bỏ thương binh được, phải cố gắng hết sức mình khiêng thương binh,
các đồng chí ạ!”. Mình nói mà lòng thấy băn khoăn khi trước mặt mình chỉ là mấy
đứa thiếu nhi gầy ốm, mảnh khảnh. Tình thế nguy nan, Tám và Quảng hớt hải chạy
đến báo tin địch đã vào đến suối nước chỗ tắm rồi.
Mấy cas thương được chuyển đi, còn lại Kiệm - một thương binh cố định gãy xương
đùi. Không biết làm sao mình gọi Lý - con bé học sinh - lại cùng khiêng. Kiệm lớn
xác, nặng quá hai chị em không thể nào nhấc lên được. Ráng hết sức cũng chỉ lôi
được Kiệm ra khỏi nhà được một khúc, mình đành bỏ đó đi gọi anh em đến chuyển
giùm. May quá lại gặp Minh, Cơ - hai đứa vừa thở vừa báo tin địch đã bắn chết đồng
trí Vận - thương binh. Mấy chị em khiêng Kiệm chạy xuống hố trốn tạm một nơi.
Một giờ sau mới tập trung đông đủ được số thương binh lại, chỉ thiếu một mình Vận,
còn cán bộ thì vắng chín đồng chí.
DTT đã bị bỏ rơi một mình với 5 thương binh nặng. Một giờ sau 9 cán bộ vẫn chưa
về.
Hãy đọc tiếp trang nhật ký cuối cùng:
20.6.70 (Tr.255)
Đến hôm nay vẫn không thấy ai qua. Đã gần 10 ngày kể từ hôm bị bom lần thứ hai,
mọi người ra đi hẹn sẽ trở về gấp đến đón bọn mình ra khỏi khu vực nguy hiểm mà
mọi người nghi là Điệp đã chỉ điểm nay. Từ lúc ấy, những người ở lại đếm từng
giây phút, 6 giờ sáng mong chờ đến trưa, trưa mong cho đến chiều... Một ngày,
hai ngày.. rồi chín ngày đã trôi đi mọi người vẫn không trở lại! Những câu hỏi
cứ xoáy trong đầu óc mình và những người ở lại. Vì sao? lý do vì sao mà không
trở lại. Có khó khăn gì? Không lẽ nào mọi người lại đành đoạn bỏ bọn mình trong
cách này sao?
Không ai trả lời bọn mình cả, mấy chị em hỏi nhau, bực bội, giận hờn rồi lại bật
cười, nụ cười qua hai hàng nước mắt long lanh chực tràn ra trên mi mắt.
Hôm nay gạo chỉ còn ăn một bữa chiều nay là hết. Không thể ngồi nhìn thương
binh đói được. Mà nếu đi, một người đi thì không đảm bảo, đường đi trăm nghìn
nguy hiểm còn nếu đi hai người thì bỏ lại một người nếu có tình huống gì xẩy ra
thì sao? Và không nói gì xa xôi, trước mắt trời sẽ ập nước xuống, một mình loay
hoay lam sao cho kịp, chăng nilon trước thì sợ máy bay! Cuối cùng phải hai người
đi chị Lãnh và Xăng ra đi, mình đứng nhìn hai người chị quần xắn tròn trên vế,
lăn lội qua dòng suối nước chảy rầm rầm, tự nhiên nước mắt mình rưng rưng.
Qua những trang thư trên có thể kết luận rằng DTT chưa hề có một ngày trực tiếp
cầm súng chiến đấu, DTT làm công tác hậu cần săn sóc thương binh, và đã từng bị
bỏ rơi một mình khi có tình huống địch càn, và không có có kinh nghiệm úng xử
lúc lâm trận thì làm gì có chuyện anh hùng chống 120 lính Mỹ. Cũng giống như
hình ảnh những cán binh mặt còn búng ra sửa, không biết lý do vì sao mà phải đi
chiến đấu, bị xích lại trong xe tăng lầm lũi tiến đến trong lửa đạn vì số lùi
đã bị phá hỏng trong tết Mậu Thân tại thành Nội Huế. Cũng được ca ngợi là anh
hùng?
DTT chết trong hoàn cảnh bỏ rơi một mình chỉ là trường hợp vắt chanh bỏ vỏ mà
thôi.
4.1.6.- Thương binh ở đâu:? Theo mô tả tình huống trong lá thư ngày 17-06-70
(Tr.253)
“Ngày này Moran không quân, không khí im lặng thỉnh thoảng từng đợt những chiếc
HU1A quần sát trên đồi, chắc chắn địch ở quanh khu vực này. Chỉ có ba chị em
gái ở nhà cùng với năm thương binh cố định”
Ngày 20.6.70 hai người đi tìm lương thực, chỉ còn lại một mình DTT và 5 thương
binh nặng nằm một chỗ.
Ngày 22.6.70 DTT chết tại sao không bắt được người nào? Vậy 5 thương binh ở
đâu? Không lẽ 120 lính khỏe mạnh không chạy kịp 5 thương binh nằm tại chỗ ?
4.1.7.- Tiếng chân người? Với tình huống hiện trường như trên, thì một nghi vấn
đặt ra là tiếng chân người chạy là ai? ở đây có nhiều kịch bản xảy ra trong
ngày 21 và 22 như sau:
•KB1: Đoàn người không về. DTT phải chiến đấu cản đường với cây súng SKS để cho
thương binh trốn thoát? Những thương binh nằm liệt giường mà còn khả năng chạy
tạo nên tiếng chân thình thịch cho lính Mỹ nghe thấy? Với khoảng cách giữa địch
và lính Mỹ phải rất xa? Nếu gần thì đã bị bắt vì chạy chậm hoặc đã chết vì nằm
trong tầm hỏa lực của súng Mỹ.
•KB2: Đoàn người đi, đã trở về, nhưng trước tình huống địch tới đã bỏ chạy, bỏ
rơi DTT một mình, với 5 thương binh.
•KB3: Đoàn người đã trở về cứu 5 thương binh, thì tại sao DTT lại không đi theo
để săn sóc đó là nhiệm vụ chính của mình. Tất cả đi hết rồi, DTT ở lại chiến đấu
làm gì?
Ba kịch bản trên đây đều là nghich lý. Và DTT đã nghi ngờ trong nhật ký là hợp
lý theo kịch bản 4:
•KB: Tiếng chân người chạy là hư cấu vì thực tế trong tình hình nóng bỏng vào
thời gian đó, không có ai về, để đem thương binh và DTT đi cả. Lời DTT đã nghi
ngờ là bị bỏ rơi là đúng sự thật.
4.1.8.- Vết thương nạn nhân: Theo mô tả DTT nằm chết với cây súng, không thấy
mô tả hầm trú ẩn, cho thấy DTT nằm chết trên mặt đất. Chỉ có một dấu đạn duy nhất
trên trán nạn nhân (lời xác nhận của gia đình DTT). Đây là một điều nghịch lý
vì với một người chiến đấu trên mặt đất trước hằng trăm viên đạn của 120 cây
súng liên thanh tự động mà chỉ có một vết thương duy nhất?
Những ai đã từng tập bắn bia ở xạ trường sẽ biết rõ chỉ cần một tiểu đội bắn
vào một tấm bia nhỏ (chứ đừng 120 cây súng bắn vào một con người) sẽ biết có
bao nhiêu dấu đạn.
Với vết thương này chỉ có thể kết luận là bị lạc đạn chết mà thôi. Chứ không thể
là vết thương của người trực tiếp chiến đấu trước số đông người được.
4.1.9.- Súng SKS hay CKC ? Trong thư ông Fred xác nhận cây súng trên mình DTT
là súng SKS và ông đã giải thích:
Thứ Sáu, 6.5.2005
Em gái Kim,
... Kim hỏi về súng SKS. Em Kim ạ, tôi tin chắc câu chuyện mà người lính Mỹ nọ
kể cho tôi nghe chính xác là về chị của các bạn. Người Mỹ gọi đó là súng trường
SKS, đó không phải là AK47 mà là một khẩu súng bán tự động bắn từng phát một.
Nhưng dù cho đó là súng gì thì cũng không khiến chúng ta phải ngờ ngợ về những
giây phút cuối cùng của cuộc đời chị Thùy cũng như những hành động cuối cùng của
chị. Mọi chi tiết khác quá giống nhau qua những câu chuyện bạn chị kể lại cũng
như câu chuyện của người lính Mỹ kia.
Anh trai Fred. (Di sản DTT - talawas )
Với lời giải thích này ông đã xác quyết rằng trên xác DTT có cây súng SKS là loại
súng bán tự động.
Nhưng thực tế trên chiến trường Việt Nam không hề có loại súng nào tên SKS cả
mà chỉ có loại súng CKC hoặc SKZ mà thôi. Người biên tập đã sửa đổi súng SKS
thành CKC như một lời xác nhận sự thật này. Không thể có sự lầm lẫn được, mà có
thể giải đáp là không có cây súng đó hay chỉ là sự bịa đặt.
4.2.- THƯỢNG SĨ NGUYỄN TRUNG HIẾU:
Đây là nhân chứng thứ hai mà ông Fred đã kể ra trong thư với gia đình DTT:
5.2.1-Thứ bảy, 30.4.2005
Hiền và Kim,
Tôi nhớ rõ cái ngày đó tựa như hôm qua. Người lính đó là thượng sĩ Nguyễn Trung
Hiếu, là phiên dịch cho đơn vị tôi. Anh ấy là một người bạn rất thân của tôi.
Hôm ấy chúng tôi nhận được rất nhiều tài liệu, và sau khi đã tìm kiếm các tài
liệu có giá trị quân sự chúng tôi bèn đem chất đống chúng lại để đốt. Trong khi
tôi đang đốt các tài liệu thì Hiếu chặn tôi lại. Tay Hiếu cầm cuốn sổ nhật ký của
chị các bạn và nói: “Fred, đừng đốt cuốn sổ này. Bản thân trong nó đã có lửa rồi.”
Tôi vô cùng cảm động thấy Hiếu có thể kính trọng một kẻ thù nên làm theo lời
anh. Nhiều đêm sau đó chúng tôi đã ngồi bên nhau và bắt đầu dịch cuốn nhật ký.
Nhưng chẳng được bao lâu, chiến tranh khiến tôi phải gác cuốn nhật ký qua bên.
Khoảng một năm sau đó, trong khi tôi dịch thêm một số tài liệu với Hiếu thì anh
lại một lần nữa nói với tôi rằng đây là cuốn nhật ký thứ hai của cô bác sĩ.
Fred (Di sản DTT - talawas)
Những nghi vấn trong câu chuyện này như sau:
•Tại sao Nguyễn Trung Hiếu biết quyển nhật ký của DTT có lửa? Trong khi tài liệu
do chính tay ông Fred nhận được, đích thân tuyển chọn, số còn lại sửa soạn đốt
đi.
•Ông Hiếu đã đọc tài liệu lúc nào? Tại sao lúc đọc phát hiện nhật ký có lửa lại
không để riêng hay báo cho ông Fred biết để lưu ý, mà phải chờ lúc ông Fred đem
thiêu hủy mới ngăn cản?
•Tại sao ông Hiếu biết quyển nhật ký (1970) là của Đặng Thùy Trâm trong khi
trên bản nhật ký này ở trang đầu trang cuối không có ghi tên họ người viết nhật
ký?
•Tại sao một năm sau, Hiếu lại có quyển nhật ký thứ hai (1968-1969)? Tại sao
ông Fred không đặt ra nghi vấn về cuốn nhật ký này trong tay Hiếu? Đây là một
trong hai cuốn nhật ký mà DTT đã bị ăn cướp theo như đã ghi trong nhật ký ngày
15-01-70 (Tr.216). Tính từ thời gian này đến ngày DTT chết 22-6-70 là hơn 5
tháng cọng thêm một năm sau tính từ ngày Fred nghe lời Hiếu nói nhật ký có lửa.
Như vậy là cuốn nhật ký 68-69 đã lưu lạc trên dưới 18 tháng mới xuất hiện trong
tay Hiếu đễ đưa cho ông Fred. Ở đây có 4 kịch bản xảy ra:
-KB.1: Cuốn nhật ký thất lạc trong rừng, 18 tháng sau Hiếu nhặt được ? Đây là
chuyện hy hữu khó xảy ra vì sau 18 tháng tập sách phơi mưa nắng ở khó có thể
còn nguyên vẹn và Hiếu cũng khó có thể tình cờ may mắn như vậy được.
-KB.2: Cuốn nhật ký này bị lính Mỹ hay lính VNCH tịch thu thì với thời gian này
đã bị xử lý hoặc thiêu hủy rồi.
-KB.3: Đơn vị của Fred đã tịch thu từ lâu mà Hiếu đã ém lại để 18 tháng sau mới
đưa ra lại càng nghịch lý.
Tóm lại ba kịch bản trên đây không có tính xác thực và khả thị. Vậy chỉ còn duy
nhất kịch bản sau đây là hợp với tình huống trên mà thôi:
-KB.4: Cuốn nhật ký thực tế không bị ăn cướp, mà chính ban phản gián hay chính
trị của đơn vị Thùy Trâm ăn cướp mà không cho DTT biết. Hành động này nằm trong
kế hoạch đã được dàn dựng sẵn(?)(Sẽ có kết luận ở phần sau)4.2.2.- Theo báo Tuổi
trẻ số 21.10.2005 - bài hành trình đi tìm Nguyễn Trung Hiếu kỳ cuối:
Ông Hiếu đã tiết lộ một tình tiết thú vị liên quan đến bài thơ Núi Đôi: Khi cuốn
nhật ký lọt vào tay Nguyễn Trung Hiếu, một mảnh giấy rời chép nguyên văn bài
thơ Núi Đôi được kẹp giữa những trang viết.
Nguyễn Trung Hiếu mê mẩn những câu thơ và đã đánh liều giữ lại nó cho mình trước
khi đưa cho Fred cuốn sổ nhỏ. Tiếc là đến giờ ông không còn giữ được trang giấy
viết tay mà ông cho đó là của người bạn tên MINH mà chị Thùy Trâm nhắc tới
trong nhật ký đã chép tặng chị.
Tại sao trong nhật ký không kể lại chuyện M tặng bài thơ Núi Đôi? Một sự kiện
quan trọng trong đời sống tình cảm của DTT. Trong nhật ký ngày 14.8.1968
(Tr.72) DTT chỉ ghi là Khiêm cũng rất thích bài “Núi đôi”. “Quê hương”.. mà
không hề nhắc nhở gì đến M. cả.
Tại sao Nguyễn Trung Hiếu biết rõ tên Minh người yêu của Thùy Trâm là tên hoàn
toàn viết tắt M. trong nhật ký?
4.3.- NHÂN CHỨNG CHÍNH QUYỀN::
Anh Tâm bí thư huyện ủy Đức Phổ hiện nay, cho biết anh được nghe kể lại trước
khi hi sinh chị còn hô vang: “Hồ Chí Minh muôn năm. Đả đảo đế quốc Mỹ” (Tr.258)
Lời hô này xảy ra trước hay sau khi bị bắn? Trước khi chết không lo chiến đấu,
mà hô khẩu hiệu để lộ mục tiêu ẩn núp cho địch bắn chết? Nếu sau khi bị bắn với
viên đạn vào trán thì có còn thở được không chứ đừng nói là hô to. Viên đạn ở
trán cũng giống như phát súng ân huệ của người chỉ huy bắn vào đầu tội phạm nơi
pháp trường.
5. NÉT BÚT THẬT CỦA ĐẶNG THÙY TRÂM
5.1.- NÉT BÚT:
Dựa vào sự khác biệt của lối bỏ dấu, sự khác biệt của chữ G, chữ N, phong cách
viết, người viết tìm thấy có sáu nét chữ khác biệt trong nhật ký như sau:
Nét bút của người thứ hai
5.1.2. Người thứ hai: có nét chữ nắn nót, chữ G thường đá cao lên đầu, có chữ
ký cũng khác biệt chữ ký của DTT. Mặc dù đương sự cố bắt chước theo nhưng vẫn
thấy rõ nét khác biệt, sau đây là toàn bộ nét chữ và vị trí viết của người thứ
hai.
5.1.3. Người thứ ba: Xem lại BT7 có chữ XHCN được viết ở dưới địa chỉ trang cuối
của quyển 1. Đặc biệt nét nút này viết cẩu thả, chữ g đi thẳng xuống không hề
đá lên như của DTT và người thứ hai.
5.1.4 Người thứ tư: là người vẽ hình bìa trang đầu quyển 2. Chữ T hoa (Xuân
Canh Tuất) của người này hoàn toàn khác các người trên. Nét chữ còn vụng về,
không vững chải).
5.1.5 Người thứ năm: Nét bút của lá thư Khiêm dán vào Nhật Ký
5.1.6 Người thứ sáu: Nét bút lá thư của Thuận dán vào Nhật ký.
5.1.7.- DTT: Tác giả đã viết nội dung chính của nhật ký và câu đầu tiên của
trang thứ nhất quyển 1
BT.1 Nét bút DTT ở trang 1 quyển 1
BT2 Nét bút DTT ở những trang trong nhật ký
BT.3: trang 1 quyển 2: Cùng nội dung với (BT1) nhưng nét bút và chữ ký hoàn
toàn khác.
BT.4: bên trái trang 1 quyển 1
BT.5: trang 2 quyển 1
BT.6: trang 3 quyển 1
Loại ra nét chữ của DTT và hai lá thư được dán vào, còn lại 3 nét chữ của ai?
NGƯỜI THỨ HAI là ai? Đây là người đã 7 lần viết vào nhật ký DTT
Người viết dùng phương pháp loại suy và đi ngược thời gian đi tìm dấu vết của
người thứ hai như sau:
•Chữ ký ở trang ngày 1.2-.70 (BT.8) chỉ có thể ký sau ngày này khi trang nhật
ký đã được viết.
•Những dòng địa chỉ ở trang cuối quyển 1 (BT.7) phải được ghi sau ngày kết thúc
nhật ký 04-12-69 và trước ngày 15-01-70 (là ngày bị mất nhật ký) (Điểm suy luận
này sẽ được xét lại ở phần sau)
•Dòng chữ “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giống tố ở trang
3 quyển 1 (BT.6) giống câu DTT ghi nhật ký ngày 30-6-1968. Vậy ai đã sao chép của
ai? Ở đây có thể phân tích hai trường hợp:
-Trường hợp 1: DTT sao chép của người thứ hai, tức là nét chữ ở trang 3 quyển 1
(BT.6) phải được viết trước ngày 30-6-68 là ngày ghi nhật ký.
-Trường hợp người thứ hai sao chép của DTT, tức là nét chữ này ghi sau ngày
30-6-68 và trước ngày mất nhật ký 15.01.70
•Dòng chữ “Những ngày rực lửa, vui buồn tràn ngập giữa tim ta” của DTT (BT.1)
trang 1 quyển 1 được người thứ hai chép sai lại ở trang 1 quyển 2 (BT.3)
•Người thứ hai đã 4 lần viết vào nhật ký, với nội dung vay mượn của Hoàng văn
Thụ (BT.9), N.A. OSTROTSKY (BT.5), và DTT (BT.3 và BT.6). Chứng tỏ người thứ
hai không có bản lĩnh sáng tạo hay nói cách khác trình độ rất kém xa DTT. Chỉ
có khoa trương bề ngoài qua nắn nót chữ viết thôi.
•Tên DTT (BT.4) có thể viết cùng một ngày viết địa chỉ (BT.7).
•Quyển 2 nhật ký luôn luôn ở bên mình DTT từ ngày viết cho đến khi chết thế mà
đã có nét bút người thứ hai. Vậy người thứ hai viết lúc nào. Có hai giả thiết:
-Được thêm vào sau khi DTT đã chết thì người thứ hai là lính Mỹ hay Nguyễn
Trung Hiếu. Nhưng hai người này làm sao biết được tên cha, mẹ và địa chỉ của
DTT để viết vào trang cuối quyển 1 (BT.7). Vì nét chữ địa chỉ và nét chữ trang
đầu quyển 2 đều của người thứ 2. Vậy giả thiết này không vững.
-Người thứ hai đã viết vào nhật ký lúc DTT còn sống, và biết rõ lý lịch DTT
không ai khác hơn là người trong đơn vị, có thẩm quyền đọc nhật ký, kiểm tra mọi
hành vi của DTT. Đây có phải là một sự xúc phạm nhân phẩm xen vào đời tư người
khác không?
Ngoài ra còn một nghi vấn nữa, tại sao DTT khi viết nhật ký lại chừa 7 trang giấy
trắng (tức là 4 trang đầu của bản copy) ? là một điều bất thường trong tình
hình khan hiếm giấy mực của thời chiến tranh. Trong khi quyển thứ 2 chỉ chừa lại
2 trang đầu như thường lệ.
NGƯỜI THỨ BA và THỨ TƯ chỉ xuất hiện một lần trong nhật ký, không đóng vai trò
quyết định, cũng không loại trừ hai người này là một. Họ là ai mà có thể ghi
vào nhật ký?
Như vậy chỉ có người thứ hai đã nhiều lần đọc nhật ký DTT, nhiều lần ghi chép
vào nhật ký, thậm chí lại còn biết rõ tên cha mẹ, địa chỉ của từng người để viết
vào nhật ký. Trong thời gian này DTT không có người yêu, cũng không có người
thân gia đình. Thì chỉ có thể kết luận người thứ hai là người có thẩm quyền nắm
sinh mạng chính trị của DTT. Đó là bí thư chi bộ hay chính trị viên đơn vị. Và
người này đã cho lệnh DTT viết nhật ký với điều kiện chừa lại 7 trang đầu để
đơn vị kiểm duyệt, và mỗi lần ghi vào nhật ký là đánh dấu một lần kiểm tra?
Tổng hợp nội dung hai phần 4 và 5.1 người viết có thể tạm đúc kết câu chuyện
dàn dựng như sau: Vào thời kỳ sau 1968 phong trào phản chiến Mỹ lên cao, các
đơn vị Việt Cọng được mật lệnh khuyến khích viết nhật ký (theo xác nhận của Thượng
sĩ Nguyễn Trung Hiếu với báo Tuổi Trẻ là có 40% lính CS viết Nhật ký), dưới sự
giám sát theo dõi của Đảng. Sự kiện viết nhật ký này có ba tác dụng : 1- Kiểm
soát tư tưởng đảng viên . 2- Nếu đảng viên chết thì đem nhật ký này về động
viên gia đình . 3- Nếu nhật ký có giá trị tuyên truyền phản chiến thì được Mỹ
ăn cướp(?)sau khi đã cắt xén hoặc thêm bớt theo nhu cầu cuộc chiến.
Nhật ký DTT đã từng bị kiểm duyệt và được đánh giá có thể sử dụng theo tác dụng
thứ ba là làm tài liệu tuyên truyền. Do vậy đơn vị (Đảng) đã đánh cắp nhật ký
DTT, gởi thượng cấp phê duyệt, nghiên cứu hơn một năm sau mới được chấp thuận
cho làm tài liệu tuyên truyền. Sau đó người đạo diễn chính là người thứ hai viết
tên địa chỉ nơi làm việc cha mẹ DTT vào nhật ký trước khi bố trí cho Hiếu nhặt
được cuốn nhật ký này? Trước đó Hiếu đã từng bị lợi dụng Hiếu được rỉ tai là nhật
ký có lửa, rồi Hiếu báo lại cho Fred biết về nhật ký của DTT, chứ thật sự Hiếu
chưa hề đọc trước nhật ký DTT.
Ở đây còn có một nghi vấn nữa tại sao lại không ghi địa chỉ cư trú của gia đình
DTT, mà lại ghi rỏ tên cha, mẹ và hai địa chỉ làm việc của họ? Theo lời khai của
gia đình Cha DTT tiểu tư sản lý lịch không rõ ràng, đến chết chưa được vào đảng
dù là chuyên viên giải phẫu xuất sắc. Mẹ là dược sĩ, đối tượng đảng sau 30 năm
mới được kết nạp. Vào thời điểm DTT vào miền Nam cha mẹ của DTT ở trong diện lý
lịch không rõ ràng, nằm trong thành phần nghi ngờ, (thành phần có vấn đề). Vì
thế sự tiết lộ tên cha mẹ địa chỉ làm việc trong nhật ký đã được tính toán kỹ
như là một cái bẩy chờ bắt cá cả ổ, nếu cha mẹ DTT có sơ hở gì sau khi nhật ký
DTT rơi vào tay địch mà thôi.
5.2.- NHẬT KÝ LÀ GÌ?:
Với tự điển trên tay bạn đọc có thể tìm thấy câu trả lời dễ dàng, thế nhưng đối
với DTT nhật ký lại mang ý nghĩa khác. Và sau đây có thể là một trong những câu
trả lời đó:
5.2.1.- LÀ NHỮNG CHUYỆN HƯ CẤU
Theo Nguyễn Bình “Đọc Nhật ký DTT” - Đàn Chim Việt:
Trước hết về cái chết của Khiêm. Trong nhật ký đề ngày 14.8.68 DTT viết “ Khiêm
đã chết rồi! Trong một buổi càn giặc Mỹ đã tìm thấy công sự của Khiêm. Chúng mở
nắp công sự, Khiêm vọt lên dùng quả lựu đạn duy nhất trong tay quăng vào lũ giặc.
Bọn quỷ khát máu sợ hãi nằm rạp xuống. Khiêm chạy được một đoạn nhưng quả lựu đạn
chó chết đã câm, bọn giặc chồm dậy đuổi theo Khiêm và đến băm nát người Khiêm.
Khiêm chết rồi, đôi mắt đen dịu hiền giờ đây mở trừng căm giận. Mái tóc đen
xanh của Khiêm giờ đây đẫm máu và bụi cát.. Chiếc áo Ninfan màu xám giờ đây
rách nát và loang lổ máu“Đọc đoạn trên chúng ta có cảm tưởng là DTT đang trốn ở
đâu đó, gần nơi Khiêm bị giết. DTT đã mô tả rất rõ ràng từng chi tiết.Nhưng đọc
tiếp thì mình mới thấy “nghe tin..” tức là do người khác kể lại! Vậy ai đã khiếp
nhược nằm trốn để chứng kiến cảnh “đồng chí” của mình bị giết, hay đó là óc tưởng
tượng của DTT. Vì chỉ có DTT thì mới có thể nhìn và nhận ra chiếc áo “ Ninfan
màu xám” đầy ắp kỷ niệm “Chiếc áo ấy Khiêm đã mặc hôm đầu tiên gặp mình,
cũng chiếc áo ấy Khiêm đã cùng Th. len lỏi trên con đường nhỏ hẹp đầy gai lưỡi
hùm&.. Và cũng chiếc áo ấy một đêm trăng đẹp từ Phổ Khánh trở về. Gió lạnh
từ biển thổi vào làm Kh. Khẽ run.Th. đã đưa chiếc áo của Quế cho Khiêm mặc,
trên nền áo xám giản dị nổi bật màu đỏ đậm đà như lời nói Khiêm hôm ấy: “ Thùy
ơi! Trên đời này trừ ba má, Khiêm không thương ai hơn Thùy, kể cả người yêu
Khiêm”.
Chúng ta phải đợi đến 13 ngày sau (17.9.68) khi “ Nghe chị Cấp kể lại ngày hy
sinh càng thương Khiêm đến đứt ruột”. Điều này chứng tỏ nhật ký ngày 14.8.68 là
không có thật, đó là sản phẩm của óc tưởng tượng của DTT ( hay của ai đó).
Ngoài ra chúng ta hãy nghe chị Cấp kể tiếp “ Cha Khiêm hai tay bị trói chặt,
vai ròng ròng máu vì vết thương. Khi nhìn thấy xác Khiêm dòng nước mắt ông tuôn
trào, trong đôi mắt rực lửa căm thù và đau xót ấy người ta đã thấy tình thương
vĩ đại của người cha”. Chúng ta thấy ngay cảnh bọn lính Mỹ đã bắt được cha của
Khiêm, và dẫn đến để nhìn xác con !?.
Người kể lại cảnh này phải là một cán binh CS, bị bắt cùng với cha của Khiêm,
nên mới có thể nhìn rõ “ đôi mắt rực lửa căm thù”. Như vậy người đó được thả ra
lúc nào để kể lại cho chị Cấp nghe?
Câu chuyện thứ 2:
19-02-69 (Tr.126)
:... Một buổi sáng trên đường hành quân cũng rừng cây cao im lặng cũng ánh nắng
hồng chói chan trên đỉnh núi... một buổi sáng dưới đồng bằng nắng xuyên qua rặng
tre len lỏi chiếu lên chiếc bàn sau khung cửa...
DTT đã đi hành quân diệt Mỹ với tâm hồn của nhà văn? Đọc đoạn sau là lời tự thú
của DTT
27-7-69 (Tr.173)
Đêm nay một đêm đầu tiên mình phải sống bơ vơ không có ai đảm bảo cho mình
ngoài những người dân đối với mình chỉ có một tình thương bình thường gần 3 năm
nay đi đâu mình cũng vô tư mặc dù giữa tình hình rất căng thẳng mình vẫn yên
tâm vì đã có người bảo vệ mình chu đáo, dựa vào họ mình không phải lo lắng gì cả.
Đêm nay chỉ một mình lần đầu tiên kể từ ngày bước chân vào Nam mình
phải suy nghĩ, địch càn xuống mình sẽ chạy đi đâu, nếu chúng tập kích vào đêm
nay thì phải xử trí thế nào? Cần liên hệ với ai để có công sự ở.
DTT đã tự tố cáo vẫn còn vô tư trước tình hình căng thẳng thì làm sao có thể xảy
ra cảnh DTT đi hành quân ở đoạn trên. Như vậy chuyện đi hành quân ở trên là
chuyện hư cấu để viết văn chơi mà thôi chứ không có thật.
5.2.2.- LÀ LỜI NÓI DỐI HOANG TƯỞNG:
26.07.69 (Tr.172)
Đoàn du kích đi cõng đàn về qua Khe Sanh bị phục kích tại núi cửa, mấy thằng Mỹ
đi phục mà nằm ngủ như chết, mấy đồng chí của mình đi sát đến nơi mới nhận ra
những thằng Mỹ nằm ngổn ngang trên những tảng đá. Vì vội vàng, một đồng chí lọt
chân rơi xuống vực sâu may mà vướng một mỏm đá nên mắc lại, bọn Mỹ liệng mìn ra
nhưng không gây thiệt hại gì.
Cả toán lính Mỹ phục kích mà lại nằm ngủ ngổn ngang trên những tảng đá? Tại sao
đoàn du kích (đông người?) không giết lính Mỹ lúc ngủ để lấy vũ khí lập thành
tích cá nhân cơ hội ngàn năm một thủa, mà để Mỹ liệng mìn chạy trối chết như vậy?
Một đồng chí rơi xuống vực thẳm kẹt vào mỏm đá bị mìn không chết? mà còn leo
lên được thoát khỏi sự phục kích của Mỹ? Phải chăng cả bọn Mỹ còn nhắm mắt ngũ
sau khi liệng mìn?
5.2.3.- LÀ NƠI BÁO CÁO THÀNH TÍCH TUYÊN TRUYỀN
19.9.68 (Tr.83)
Em Hằng, 14 tuổi trong 6 tháng đần năm giết được 6 tên Mỹ, đánh lật được hai xe
bằng vũ khí tự tạo, lấy được bảy súng giặc trong có hai cối cá nhân và các loại
khác. Em Phổ Châu lấy năm súng có hai cối cá nhân, một đài RC. Các em đã anh
hùng từ trong trứng nước. Đáng tự hào thay dân tộc của ta!
30.08.1969 (Tr.186)
Trong một tuần chiến đấu liên tục ta diệt 14 tăng, 1 HU1A, 15 xe nhà binh, diệt
150 tên Mỹ, một du kích hy sinh, 2 đồng chí bị thương.
Chỉ có lính Mỹ chết, còn lính VNCH không chết trong các cuộc hành quân hỗn hợp(?).
5.2.4.- LÀ SỔ TAY LÀM VIỆC HỘI HỌP HẰNG NGÀY:
29.11.68 (Tr.100)
Chỉnh huấn Đảng:
Ưu:
•Tập thể kiên định, không sợ ác liệt, không ngại hy sinh hoàn thành nhiệm vụ
•Ý thức tổ chức cao
•Hòa nhã được quần chúng yêu mến
•Lo lắng cảm thông với thương binh tốt
•Công tác huấn luyện tốt
Khuyết:
•Lãnh đạo không quán xuyến hết
•Còn thiếu linh hoạt trong công tác có lúc chưa tranh thủ hết sự lãnh đạo tập
thể
•Tác phong còn tiểu tư sản
•Công tác bảo mật phòng gian còn yếu
•Kiểm tra đôn đốc thực hiện còn yếu.
16.03.69 (Tr.134)
Chỉnh huấn Đảng, học tập 3 xây, 3 chống. Ý kiến đóng góp của chi bộ
Ưu:
•Lãnh đạo có nhiều tiến bộ, quán triệt nhiệm vụ, quán xuyến các mặt công việc.
•Làm trọn nhiệm vụ nặng nề trên giao phó
•Lập trường tư tưởng kiên định, ý thức tổ chức cao
•Kế hoạch sát sao, có kiểm tra đôn đốc
Khuyết:
•Còn có lúc có nơi chưa sâu sát công việc
•Chưa tận dụng hết khả năng nghiên cứu rút kinh nghiệm kịp thời trong công tác
điều trị
•Chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ còn yếu
5.2.5.- LÀ NƠI THỀ TRẢ THÙ DIỆT MỸ MÀ DTT KHÔNG CẦN ĐI HÀNH QUÂN.
10-01-69 (Tr.117)
:... Biết nói thế nào đây... một ngày còn bóng giặc Mỹ, một ngày còn đau thương
tang tóc. Ôi! Mối thù này bao giờ mới trả hết đây.
28-4-69 (Tr.148)
Không có con đường nào khác hơn là phải đánh cho không còn một tên đế quốc Mỹ
nào trên đất nước chúng ta lúc đó mới có thể có hạnh phúc
05-11-69 (Bản in cắt bỏ)
[BG: Ôi! Giặc Mỹ chồng bao tội ác của bay đã chất đầy như núi. Còn sống ngày
nào tao thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để trả được mối thù vạn kiếp đó.]
05-05-70 (Bản in cắt sửa đổi)
[BG: Cuộc chiến tranh lan rộng trên dải đất Đông Dương, thằng chó đểu Nickson
đã liều lĩnh điên cuồng mở rộng thêm cuộc chiến, chúng ta sẽ phải đương đầu với
một khó khăn ghê gớm hơn nữa đấy. Nhưng tao thề cùng những đồng chí của tao rồi,
dù có chết cũng quyết định đánh cho đến cùng để đánh giập đầu con rắn độc hiếu
chiến.
Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột, tại sao cũng là con người mà lại có những con
người độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng loại để làm nước tưới cho gốc cây vàng của
nó, như vậy, bao nhiêu cũng không đủ túi tham, bao nhiêu cũng không thỏa mãn
cái cuồng vọng của bọn quỷ khát máu.]
Đối với lời thề rất sắt máu nhưng không trực tiếp cầm súng giết địch.
5.2.6.- LÀ NƠI CÓ THỂ LÀM TRÁI LỆNH ĐẢNG.
Hồ Chí Minh đã ra lệnh chiến đấu “Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào” thế mà
DTT chỉ có đánh Mỹ qua nội dung 5.2.5 chứ không căm thù đánh Ngụy. Trong báo
cáo thành tích cũng không có xác ngụy. Như vậy DTT đã không chấp hành nghiêm
túc lệnh Đảng. DTT ngang nhiên không chấp hành đúng mệnh lệnh của Đảng mà vẫn
được tuyên dương điển hình toàn tỉnh.
5.2.7.- LÀ NƠI CA TỤNG LÝ TƯỞNG CS VÀ XHCN TỐT ĐẸP. Để cho ai đọc?
08-10-68 (Tr.86)
:... Người Cọng Sản rất yêu cuộc sống nhưng khi cần có thể nhẹ nhàng mà chết được.
01-9-68 (Tr.78)
Biết sống sao đây, tốt hơn hết là Thùy hãy ngẩng cao đầu mà sống, sống với tình
cảm trong trẻo, với lý tưởng cao đẹp của mình: “Hãy giữ vững tình cảm của người
Cộng Sản, tinh thần sáng suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi
muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng...”
24-07-69 (Tr.172)
Sang ơi, ra miền Bắc có nói cho những người đang sống trên mảnh đất XHCN rằng
miền Nam còn đau khổ, chỉ khi nào hết giặc Mỹ lúc đó mới thực sự có cuộc sống
mà thôi!
5.2.8.- LÀ NƠI CHÔN GIẤU ƯU TƯ THẦM KÍN, KHÔNG VIẾT ĐƯỢC TRÊN GIẤY
25.05.68 (Tr.49)
Những ngày u uất của tâm hồn. Cái gì đè nặng trên trái tim ta? Đâu phải chỉ có
một nỗi buồn của vết thương rỉ máu của con tim do đâu? Mà còn những gì nữa kia?
Những sự thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội vẫn diễn ra hằng ngày, vẫn có những
con sâu, con mọt đang gặm dần danh dự Đảng, những con sâu mọt ấy nếu không bị
diệt đi nó sẽ đục khoét dần lòng tin yêu của Đảng. Rất buồn rằng mình chưa được
đứng trong hàng ngũ Đảng để đấu tranh cho đến cùng có lẽ vì thế mà những người
đó cứ chần chừ không dám kết nạp mình mặc dù tất cả Đảng viên trong chi bộ, và
rất nhiều người có trách nhiệm trong huyện, trong tỉnh này đều đôn đốc thúc giục
việc giải quyết quyền lợi chính trị cho mình. Càng nghĩ càng buồn, muốn tâm sự
với những người thân về những bực tức ấy nhưng với mình lại lặng thinh. nói ra
liệu có ai hiểu hết cho mình hay không? Có ai phải sống những ngày nặng nề u uất
như mình hay không? Sống giữa yêu thương mà không hề cảm thấy hạnh phúc bởi vì
luôn có người ghen ghét trước lòng yêu thương mà nhiều người đã dành cho mình.
Đã đành rằng đời bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu, không bao giờ có toàn mặt
tốt, vậy mà sao Thùy cứ xót xa cay đắng mãi hở Thùy?
23-12-68 (Tr.107)
Chiều nay, Th. đã biết dẹp mọi nỗi bực dọc lại, tươi cười cầm quyển vở đứng lên
giảng bài, tối nay Th. đã biết mỉm cười bình tĩnh trước những phản ứng của một
kẻ bị đụng chạm đến quyền lợi cá nhân vậy thì cớ sao bây giờ bên ngọn đèn khuya
với trang sổ nhỏ Th. lại rưng rưng nước mắt? Đừng khóc Thùy ơi! Hãy bình tĩnh vững
vàng khi biết mình là kẽ đúng đắn. Có khóc thì hãy đợi khi cầm bàn tay của một
người thân yêu nào đó mà kể mọi nỗi niềm. Còn trước mọi chông gai cay đắng của
cuộc đời, trước mọi gian nguy thử thách mong Thùy hãy giữ vững nụ cười như bấy
lâu nay Thùy vẫn giữ được. Dù đã che dấu đằng sau nó biết bao nhiêu nước mắt.
Nước mắt hãy để dành riêng cho những người thân yêu thôi, nghe không hở Thùy?
Với trang giấy riêng tư mà cũng không dám kể hết uất ức của mình cho nhẹ lòng
mà phải chôn chặt trong lòng chờ bộc lộ với người thân yêu thôi(?)
5.2.9 LÀ NƠI KHÔNG PHẢI VIẾT CHO RIÊNG MÌNH:
Đây chính là câu trả lời chính thức của Đặng Thùy Trâm
20-10-69 (Tr.191)
Rất lâu rồi không ghi nhật ký, cuộc sống lẽ nào lại để mất dần những suy tư của
một con người biết suy nghĩ hay sao? Không mình không muốn như vậy nhưng công
việc đè nặng bên mình và hàng ngày trong cái chết đau xót của anh em đồng chí
làm minh quên đi những cái thuộc về bản thân mình nhưng quyển nhật ký này đâu
phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại những mảnh
đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gang thép
trên mảnh đất miền Nam này.
Đây là hình thức chối bỏ minh thị thân phận DTT trong nhật ký. DTT đã khéo léo
giấu giếm nỗi niềm thật sự của mình khi viết nhật ký? DTT đã biết nhật ký của
mình thường bị kiểm duyệt nếu nói những suy nghĩ của mình chắc chắn cũng sẽ nhận
lấy hậu quả như tác giả Trần Vàng Sao người cùng thời, “Hồi ức của một người tù
không bị giam vào ngục” (Talawas)
Và nhật ký chỉ là bản tường trình công khai những câu chuyện chiến đấu chung
chung chứ không phải riêng cá nhân Đặng Thùy Trâm. Với tầm giới hạn của nhật ký
như vậy có đáng để Vương Trí Nhàn so sánh với nhật ký của Anne Frank hay không?
Tr. 13 Anne Frank thú nhận: “Điều tuyệt diệu nhất là tôi có thể viết ra tất cả
những cảm nghĩ bằng không sẽ chết ngạt mất”. “Những người nào không viết, không
biết được những kỳ ảo của nó. Ngày xưa tôi luôn luôn đau đớn vì không biết vẽ,
nhưng bậy giờ lòng tôi phơi phới vì ít ra tôi đã có thể viết.”
6.- KỶ LỤC CỦA NHẬT KÝ BẢN IN:
Hội Nhà Văn Việt Nam nên chuẩn bị báo công với Đảng và Nhà nước nhân kỳ Đại hội
Đảng X sắp đến, về kỷ lục của nkdtt đạt được như sau
6.1.- TỐC ĐỘ XUẤT BẢN
Kỷ lục đầu tiên đáng ghi nhận đối với sách truyện Việt Nam đó là thời gian chưa
đầy một tháng mà hội nhà văn, nhà Xuất bản đã chỉnh lý, ra mắt dộc giả tác phẩm
nhật ký DTT. Hiên ngang đi bằng cửa chính, không bị kiểm duyệt, không lót tay
hay làm thủ tục “Đầu tiên”.
Trong khi một bản thảo bình thường muốn được ra mắt độc giả phải đi qua cửa ải
“Đầu tiên” phải mất hết từ sáu tháng đến một năm hay lâu hơn nữa là mãi mãi đợi
chờ.
6.2.- SỐ LƯỢNG ẤN BẢN:
Theo lời ông Vũ Hoàng Giang, Phó giám đốc Cty Nhã Nam đợt in đầu tiên là 1.500
cho một tác phẩm thuộc loại truyền thống được bán hết trong một thị trường có 2
triệu đảng viên CS và trên 83 triệu dân. Chưa kể Việt kiều Hải ngoại là một con
số đáng tự hào(?).Nếu so sánh cảnh người xếp hàng rất lâu mới được mua sách
“Khi Đồng Minh tháo chạy” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, với 300 cuốn sách không
đủ cung ứng trong buổi ra mắt sách đầu tiên ở thành phố Westminster, chỉ có
300.000 Việt Kiều thì số lượng bản in đầu tiên nhật ký DTT không đáng kể gì.
Điều kỷ lục nói ở đây là theo báo Tuổi trẻ 7-10-2005 trong bài “Âm hưởng từ
chuyến đi đánh động lương tri” cho biết tác phẩm này đã bán hơn hai trăm ngàn
cuốn chỉ hơn trong vài tháng là một điều đáng mừng. Vì con số này đúng sự thật
thì nó đã vượt qua mặt các tác phẩm truyền thống khác kể cả tác phẩm nói về Hồ
Chí Minh xuất bản kiểu “Tình cho không biếu không” mà cũng không đạt được số lượng
trong cùng thời gian đó.
Đối chiếu thực tế cuốn sách người viết mua được vào thời điểm 15-11-2005 là bản
in trong số 20.000 cuốn của lần xuất bản đầu tiên. Vậy đâu là sự thật? Có hai
cách trả lời
•Báo Tuổi Trẻ đã dối trá thổi phồng số lượng bản in hòng quảng cáo lường gạt độc
giả?
•Nếu báo Tuổi trẻ nói sự thật, thì nhà xuất bản đã làm ăn gian dối không nói rõ
số lượng bản in cũng như lần tái bản?. Ta thử làm bàn tính với một lần in
20.000 cuốn. nếu bán đúng theo số lượng của báo Tuổi Trẻ thì nhà xuất bản đã
tái bản hơn 10 lần trong vòng 4 tháng Tại sao một bản in đã tái bản nhiều lần,
lại không hiếu đính, vẫn vi phạm những lỗi sơ suất kỹ thuật cơ bản như đã trình
bày ở phần đầu. Phải chăng NXB đã làm ăn cẩu thả, xem thường độc giả.
6.3.- CHI PHÍ QUẢNG CÁO:
Cũng là một kỷ lục lớn lao cho một cuốn sách tư nhân (nhà xuất bản Nhã Nam) lại
được sự quảng cáo chùa của 600 tờ báo trong nước, tất cả đài truyền hình, phát
thanh ( nếu tính mỗi tỉnh một đài, mỗi huyện một đài thì cả cũng lên đến vài
trăm đài, cũng may hiện nay không còn đài phát thanh xã, phường. Nếu còn, thì
có lẽ DTT sống lại sẽ giàu to nhờ chuyển nghề bác sĩ mắt thành bác sĩ tai chữa
điếc cho nhân dân). Lại được chính quyền ngầm hổ trợ bằng cách chỉ thị cơ quan
đoàn thể mua để học tập nhân điển hình anh hùng Đặng Thùy Trâm. Như vậy theo
kinh tế thị trường mà nói chi phí quảng cáo số không, sách in ra bán hết nhà xuất
bản được lợi nhuận tối đa, một cách làm ăn mới trên bước đường hội nhập WTO.
Vái trời đừng có kẽ thối mồm nào vác chiếu ra tòa thưa về tội cạnh tranh không
công bằng như vụ kiện cá ba sa thì thật là cảnh “ biết rồi! khổ lắm nói mãi!”.
6.4.- LẬP THÀNH TÍCH DÂNG ĐẢNG SỚM NHẤT:
Thật vậy đại hội Đảng X sắp tới còn vấn vương nhiều vấn đề nhân sự nóng bỏng,
thế mà hội Nhà Văn đã nỗ lực lập thành tích sớm nhất hoàn thành vượt bực chỉ
tiêu xuất bản ngoài dự kiến khi gấp rút cho xuất bản nhật ký DTT tạo chiến dịch
rầm rộ nhằm ru ngủ tầng lớp thanh niên trong hào quang anh hùng mới, nhằm quên
đi vấn đề thời sự hiện tại. Để cho Đảng CS và nhà nước rảnh tay đối phó với những
tiếng nói dân chủ, nhân quyền. Thật là một công hai ba cái lợi, chẳng đáng ghi
kỷ lục cho hội nhà văn hay sao?
6.5.- TẬP SÁCH SỚM ĐI VÀO HIỆN THỰC NHẤT:
Nhật ký xuất bản chưa đầy hai tháng, mà những kẽ bảo hoàng hơn vua đã tâng bốc,
nâng bi đã đề nghị gây quỹ lập bệnh viện DTT, đề nghị lập tên đường DTT giữa
lòng Hà Nội. Lại còn có hãng phim dự định xây dựng thành phim bộ nhiều tập.(
Báo Tuổi trẻ 12-8-2005 bài đưa nkdtt lên màn ảnh). Một tác phẩm văn học đi vào
hiện thực còn nhanh hơn những tác phẩm đoạt giải Nobel thế giới... Và đây cũng
là lần đầu tiên một cuốn sách Việt Nam được đánh gia sớm nhất, ngang
tầm cỡ sách văn học quốc tế: Nhật ký Anne Frank(?)
6.6.- SÁCH TRUNG THỰC NHẤT SO VỚI BẢN GỐC(?)
Đây là cuốn sách được đảm bảo công khai bởi người biên tập và chỉnh lý đúng
theo bản gốc. Chỉ cần đọc lại phần đầu bạn đọc có thể tự đánh giá kỷ lục này.
6.7.- KỶ LỤC CUỐI CÙNG LÀ CUỐN SÁCH DỐI TRÁ VÀ PHẢN BỘI NHẤT:
Phần dối trá đã trình bày ở trên từ nội dung nhật ký đến câu chuyện hư cấu đưa
nhật ký từ tay DTT đến chiến trường, lưu giữ và xuất hiện vào thời điểm nóng bỏng
hiện nay. Phần phản bội xem tiếp phần sau.
7.- TIỂU SỬ ĐẶNG THÙY TRÂM:
Nhằm mục đích giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam dễ đọc thuộc lòng, dễ nhớ,
học tập phấn đấu theo gương anh hùng Đặng Thùy Trâm.
Nhằm tiếp tay với Đảng CS và Nhà Nước quảng bá sâu rộng cho toàn thế giới biết
mẫu “Anh hùng XHCN Việt Nam“
Dựa vào nhật ký, lời xác nhận của gia đình, nhân chứng liên quan, báo chí của Đảng,
Nhà nước. Cuộc đời hoạt động của Đặng Thùy Trâm có thể tạm đúc kết rõ ràng như
sau:
Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942 trong một gia đình trí thức tiểu tư sản.
Cha, Đặng Ngọc Khuê, là một chuyên gia giải phẫu có tiếng theo kháng chiến cho
đến khi về hưu vẫn không được vào Đảng vì lý lịch không rõ ràng. Mẹ, Dược sĩ
Doãn Ngọc Trâm, sau 30 năm cảm tình đảng mới được kết nạp, năm nay 81 tuổi, có
một em trai Đặng Hồng Quang em trai út (đã chết ở Nga) và ba chị em gái là Đặng
Kim Trâm em gái út, Đặng Hiền Trâm, và Đặng Phương Châm.
Từ nhỏ đã là cháu ngoan bác Hồ. Ngày 01.04.1960 kết nạp Đoàn. Năm 1960-1961 học
sinh lớp 10C trường Chu Văn An Hà Nội. Sau đó học đại học y khoa chuyên về mắt.
Trong 5 năm đại học, hằng ngày DTT học chính trị, học chuyên môn, hoạt động
đoàn viên còn theo cha vào phòng mổ học lóm mổ xẻ, theo mẹ và chị em ra vườn đố
vui học cây lá thuốc Nam, tối về theo cha học vẽ “anatomice”.
Năm 1966 DTT ra trường sớm một năm, loại ưu(?).Nhà trường không có hồ sơ lưu trữ,
không có tên trong danh sách đã tốt nghiệp. Gia đình không lưu giữ văn bằng tốt
nghiệp, hay hình ảnh kỷ niệm ngày ra trường. Năm 1967 đã khai man lý lịch là
bác sĩ mắt để được làm công tác chuyên môn ở một bệnh xá nhỏ tại Đức Phổ Quãng
Ngải. Ngày 17-9-1969 kết nạp Đảng.
Đã lập thành tích xuất sắc:
VỀ CHUYÊN MÔN: là bác sĩ mắt nhưng làm công việc của chuyên gia giải phẫu đủ
các bệnh ruột thừa, ung thư dạ dày, cắt cụt chân tay, vá thận, ch ữ a bệnh bằng
thuốc Nam cây nhà lá vườn. Tổng kết hoạt động trong một năm chết 5
người. Được tuyên dương diễn hình toàn tỉnh ngày 1.11.1968. Hãnh diện với hai
chữ “Bác Sỹ”. Người trí thức toàn diện XHCN.
VỀ CHIẾN ĐẤU: Chưa một ngày cầm súng trực tiếp chiến đấu, đi đâu đều có người bảo
vệ như là vốn quý của Đảng. Từng bị bỏ rơi một mình khi lính Mỹ càn quét, và
không biết xử trí ra sao. Hăng say thề trả thù rất sắt máu, chiến đấu đánh đuổi
đế quốc Mỹ trên giấy. Đã từng bị đế quốc Mỹ đánh cướp hai quyển nhật ký. Những
ngày cuối cùng DTT bị đơn vị bỏ lại một mình với năm thương binh giống như một
vỏ chanh đã vắt hết nước. DTT một mình chống lại 120 lính Mỹ như là một chuyện
cổ tích vậy.
Lúc 17g20 ngày 22-6-1970 bị một viên đạn duy nhất bắn vào trán chết. Đặc biệt
trước khi chết còn hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh Muôn năm, đã đảo đế quốc Mỹ”.
Khi chết để lại một cây súng SKS và một túi vải trong đó có sổ tay. Đó là nhật
ký không phải là chuyện riêng của DTT.
Cuốn nhật ký được thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu cho là nhật ký có lửa, và
được luật sư tiến sĩ FRED WHIDERICST lưu giữ 35 năm.
•Nay trước tình hình chính trị phức tạp sau chuyến đi Mỹ, Canada và
Nhật Bản của Thủ tướng Phan Văn Khải.
•Nay trước tình hình Việt Nam vuốt ve Mỹ để được dễ dàng gia nhập
WTO.
•Nay thực hiện lời kêu gọi của Thủ Tướng sau 30 chiến tranh “Xếp lại quá khứ hướng
về tương lai”. Kêu gọi Việt kiều hải ngoại trở về xây dựng đất nước.
•Nay trước tình hình nóng bỏng về nhân sự tiền Đại Hội Đảng X
•Nay định hướng mới về lý tưởng tương lai cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm được cấp tốc chỉnh lý, xuất bản nhằm phục vụ các nhu cầu
chính trị nói trên. Câu chuyện này được Thủ tướng đích thân viết thơ khen tặng,
cựu bí thư Đảng Lê Khả Phiêu, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ
đến gia đình thăm hỏi, chúc tụng, nhiều nhân vật khác nữa. Sáu trăm tờ báo Đảng,
toàn bộ hệ thống truyền thanh truyền hình quảng cáo xây dựng chiến dịch tôn
vinh DTT thành mẫu anh hùng thời đại đối với thế hệ trẻ Việt Nam, ngang
hàng với Paven trong “Thép đã tôi thế đấy!”. Qua các hoạt động họp báo quốc tế,
đồng hành thắp sáng, triển lãm bán tranh, hội thảo, hội thoại. Lập nhiều kỷ lục
sáng chói cho nền văn học Việt Nam.
Để đền ơn đáp nghĩa, Đảng và nhà nước hô hào toàn dân lập quỹ xây dựng bệnh viện
DTT, lập con đường DTT giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chiều hướng phát triển
tương lai đưa nhật ký vào phim bộ nhiều tập để chiếu khắp thế giới.
Người lính già này xin ngả nón chào. Nếu có gì còn thiếu sót xin linh hồn Đặng
Thùy Trâm linh thiêng báo mộng để điền khuyết nhất là những điều ấm ức chưa nói
rõ trong nhật ký, cũng như tên tuổi người dàn dựng chưa xuất hiện trong câu
chuyện anh hùng vĩ đại này.
8.- LỜI KẾT: SỰ PHẢN BỘI.
Thưa luật sư tiến sĩ Frederic Whitehurst,
Người đã lưu giữ và đọc đi đọc lại nhật ký DTT rất nhiều lần suốt 35 năm nay.
Người viết xin nghiêng mình ngưỡng mộ lòng kiên nhẫn của ông. Ông cũng là người
biết rõ và tôn trọng ý nguyện sau cùng của người viết nhật ký là gởi về cho gia
đình.
05-06-69.:... Đêm rất khuya rồi, không ai chợp mắt. Th. ngồi lặng thinh bên
mình, em không nói một lời nào mãi đèn lúc chia tay em mới nói một câu ngắn:
“Chị làm sao chứ em lo quá đi...” và mình thì không nói hết một câu: “Chị gửi
ba lô cho em trong đó có quyển sổ...” muốn nói tiếp rằng: “nếu chị không về nữa
thì em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về cho gia đình” (Tr.157)
Thế mà ông lại có ý định phổ biến công khai nhật ký DTT cho toàn thế giới biết
trước khi trao lại cho gia đình. Phải chăng dự kiến hành động này là một sự phản
bội lại ý nguyện của người đã chết?. Cũng giống như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
phản bội lại di chúc Hồ Chí Minh, ướp xác, chôn nổi giữa Ba Đình Hà Nội. Hành động
của Đảng CS là một sự phản bội lãnh tụ, lịch sử sẽ phê phán. Riêng ý định của
ông có thể châm chước, khoan dung khi mà ông đã thành tâm viết thư cho gia
đình:
Thứ Sáu, 6.5.2005
Em gái Kim,
Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là một anh hùng đối với toàn thế giới. Đó không phải một
lời khoa trương mà hoàn toàn là sự thật. Anh Robert và tôi đã nghĩ rằng nếu
không tìm được gia đình chị thì chúng tôi sẽ xuất bản một cuốn sách về chị
Thùy, qua đó, nếu còn sống thì gia đình em sẽ biết về chị. Ý tưởng của em về một
cuốn sách cũng trùng với ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ phần đầu của cuốn
sách sẽ viết về Thùy bằng tiếng Việt và sẽ bao gồm cả những trang nhật ký. Phần
giữa cuốn sách sẽ là những bức ảnh gia đình và các chiến sĩ giải phóng ở Đức Phổ,
những người đã được Thùy che chở chăm sóc, rồi những bức ảnh do người phóng
viên người Hà Nội đã hy sinh mà tôi đã kể cho em nghe. Phần cuối cuốn sách sẽ
là bản tiếng Anh dịch phần thứ nhất sang. Cuốn sách sẽ được dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới trong một thời gian ngắn. Thùy đã cho chúng ta mọi hy vọng
về tương lai. Chị nhận thấy cái đẹp ngay giữa cuộc chiến tranh, điều đó quá đặc
biệt, mọi người phải cùng biết tới. Đó là ý tưởng của chúng tôi. Đó là ý tưởng
của chúng tôi. Fred (Di sản DTT - Talawas)
Giờ này ông đã cầm trên tay bản in của NXB Hội Nhà Văn, do gia đình DTT đích
thân ký tặng. Vì thế tôi rất vững tin rằng: Hơn ai hết ông đã đọc kỹ và biết rõ
ràng bản in nhật ký đã cắt xén và chỉnh lý, sửa đổi và bóp méo nội dung. Trong
đó có cả những bức thư của ông cũng bị sửa đổi. Thế mà cho đến nay ông vẫn im lặng!
Và sẽ mãi mãi im lặng(?).Sự im lặng khó hiểu này có thể giải trình theo hai trạng
thái đối nghịch như sau:
8.1.- IM LẶNG LÀ MỘT HÌNH THỨC ĐỐI KHÁNG KHÔNG THÀNH LỜI:
trình hoạt động của ông theo thư ông tự giới thiệu. Lại đi chọn một giải pháp thuận
theo thời thế của một người hèn nhát trước bất công, áp lực, dối trá và phản bội.
Đây là một việc rất khó xảy ra đối với ông(?)
8.2.- IM LẶNG LÀ BẰNG LÒNG :
Nếu ông chấp nhận sự im lặng theo ý nghĩa này, cũng là có nghĩa ông đã phản bội
ý nguyện tác giả nhật ký chỉ viết cho gia đình đọc chứ không phải cho thế giới
đọc (Như đã trình bày trên). Ngoài ra ông đã phản bội lại ước mong của ông, cuốn
nhật ký được xuất bản phải in toàn bộ các trang nhật ký bản gốc, thế mà giờ đây
bản in trên tay ông chỉ là sản phẩm què quặt, méo mó so với bản gốc. Và ông
cũng phản bội lại chính ông khi mà thư của ông bị chỉnh lý sửa đổi mà ông vẫn
không có lời than phiền hay đính chính.
Theo luật học, sự im lặng trong trường hợp này phải chăng là một bằng chứng của
sự đồng lõa? Là bằng chứng của đồng bọn? Thưa ông Frederic Whitehurst có phải
thế không nhỉ?
Riêng bà Đặng Kim Trâm người đại diện cho gia đình đã đọc nhật ký DTT không những
bằng lý trí của người biên tập mà còn bằng con tim của người em út đối với người
chị đã tức tưởi nằm xuống. Hơn ai hết bà phải hiểu cuốn nhật ký đó không phản ảnh
trung thực con người của Đặng Thùy Trâm. Thế mà bà vẫn làm công việc đóng góp
phần ca tụng giả dối con người DTT theo nhật ký đã viết.
Chắc bà cũng đã hiểu rõ bề sâu của những trang nhật ký cuối cùng DTT nằm xuống
trong hoàn cảnh bỏ rơi không lối thoát. Lời DTT ngày 20-6-70 ... Những câu hỏi
cứ cứ xoáy trong đầu óc mình và những người ở lại. Vì sao? Lý do vì sao mà
không trở lại. Có khó khăn gì? Không lẽ nào mọi người lại đành đoạn bỏ bọn mình
trong cách này sao?”. (Tr.255)
Đây là lời trăng trối của DTT. Là lời trăng trối chưa bao giờ nói hết. Với con
tim chảy cùng dòng máu của bà, người viết tin rằng bà đã hiểu. Cuốn nhật ký
không phản ảnh đúng cuộc đời thật của Đặng Thùy Trâm. Thế nhưng bà vẫn biên tập,
đành đoạn cắt xén chỉnh lý nội dung bản gốc, sai lạc hết ý nghĩa đích thật nhật
ký mà DTT đã viết. Như vậy bà đã lợi dụng nhật ký của chị bà như là một cái
phao nổi trong xã hội. Hành động này chính là một tội lỗi khó tha thứ được đối
với người đã chết. Nói một cách nào đó cũng là sự phản bội. Phản bội chính người
chị ruột của bà.
Và bà vẫn xác định trên đài BBC bà đã biên tập lại hoàn toàn không bỏ sót câu
nào(?)Trong khi bản in và bản gốc đã nằm trong tay bạn đọc như là một bằng chứng
dối gạt của bà. Bà đã phản bội lòng tin yêu của độc giả đến với DTT như là một
biểu tượng thời đại theo cách nói của Đảng và nhà Nước. Lời của bà “dám chịu
trách nhiệm và không sợ thách thức.
Bài viết trên đã dài, thế nhưng vẫn chưa nói hết
những điều còn thắc mắc trong lòng người viết như là động cơ trong sáng nào đưa
nhật ký DTT đến với độc giả? Đàng sau sự dàn dựng câu chuyên anh hùng là cái
gì? Đảng và Nhà Nước đề cao Nhật ký DTT trong tình hình xếp lại quá khứ hướng về
tương lai là nhằm vào mục đích gì? còn nhiều nữa... người viết không nhớ hết
xin dành cho độc giả viết tiếp vậy. (Theo Thiên Đức - Tạp chí Văn số 7-2006,
Australia).
*
Trắng-đen, thật-giả cuộc đời
Ẩn sâu trong quả tim người đỏ đen
Có khi bèo bọt nổi lên
C ó khi vàng ngọc nhận chìm đáy sâu.
Tô Hoàn
Mặc dù cả hai biên tập viên Vương Trí Nhàn và Đăng Kim Trâm đã nặng lời thề thốt
về tính trung thực của NKDTT với đài BBC; và mới đây ngày 8-5-2015, Đặng Kim
Trâm trả lời phóng viên An Khê báo Lao Đông cũng lại thề nữa, do hốt hoảng vì sợ
hãi đã thừa nhận “ Nhật ký Đăng Thùy Trâm không phải là tài liệu lịch sử mà chỉ
là tài liệu cá nhân” phủi sạch trơn công lênh của chị mình, công lao biên tập của
mình, giải thiêng người anh hùng thời đại mà hàng triệu người mười năm nay ngưỡng
vọng !.
Thề thốt là một chuyện, phù phép lại là chuyện khác, cuốn nhật ký đã bị ông
Vương Trí Nhàn và bà Đăng Kim Trâm thao túng xuyên tạc từ đầu đến cuối làm méo
mó diện mạo của thể ký người thực việc thực. Đọc NKDTT, tôi có cảm tưởng như đọc
một cuốn tiểu thuyết luận đề mà người biên tập đưa ra một tiêu chí tuyên huấn rồi
bắt mọi tình tiết sách phải quy chiếu theo nó. Nhưng thật đáng tiếc, theo từ điển
bách khoa Wikiphedia, “truyện cổ tích hiện đại” này đã in tới 400.000 quyển, được
dịch ra 20 thứ tiếng. (chỉ là con số tuyên truyền). Ôi ! Một cú lừa ngoạn mục,
đáng được đưa vào ghinet thế giới.
Bà Kim Trâm là người ngoại đạo nghề văn không nói làm gì nhưng ông Vương Trí
Nhàn là nhà lí luận phê bình đầu có đến những ba… thứ tóc nên rất đáng trách
khi biết sai vẫn lao đầu vào làm thì tính trung thực của nhà phê bình vứt đi
đâu, làm vì mục đích gì đây ? Ở xứ ta nó thế, đến như di chúc thiêng liêng của
Hồ Chủ tịch còn bị sửa, huống chi ba thứ nhật ký lặt vặt. Ông Nhàn đã về hưu, nếu
không Hội Nhà văn nên bãi nhiệm chức Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn, đừng để
ông ấy tiếp tục biến những bản thảo tâm huyết của các nhà văn thành đống xác chữ.
Nguyên lý cơ bản của Nghị quyết VI - TW Đảng là “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, với tư cách là nhà nghiên cứu và phê bình
văn học tôi xin khuyến cáo gia đình Đặng Thùy Trâm chủ sở hữu quyển sách và về
phương diện Đảng, Nhà nước hãy vì lòng tự trọng mà chấm dứt việc tái bản NKDTT
khi muốn khép lại quá khứ đau thương và lầm lỗi. Đã muốn “kết bạn chiến lược với
Mỹ” (TT Nguyễn Tấn Dũng) mà cứ đưa những chuyện anh hùng cũ mèm ra chửi Mỹ thì
bất tiện quá.
Thật bất hạnh cho dân tộc nếu lại cho ra đời một lứa anh hùng dập theo khuôn mẫu
Đăng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc. Đất nước trong lao động hoà bình chỉ cần những
công dân có văn hóa cao, biết lao động sáng tạo là đủ.
Chúng ta từng sống quen trong dối trá, lâu riết thành tập quán cố hữu, rất dễ dị
ứng với sư thật. Một Lê Văn Tám bước thẳng từ sân khấu xuống cuộc đời thành một
anh hùng bằng xương bằng thịt; một bài hát thiếu nhi biến thành Nguyễn Bá Ngọc;
một dâm phụ Dương Vân Nga cấu kết với người tình trai Lê Hoàn ám sát hai vua,
giành lấy ngai vàng, hợp pháp hóa mối tình bất chính, được xem là bà Trưng, Bà
Triệu trong hành vi nhường ngôi cho dòng họ khác để cứu nước; một ông vua nước
Việt đầu tiên là Triệu Đà bị Viện Sử học Việt Nam đuổi ra khỏi vương quốc của
minh, bị xem là kẻ xâm lược phương Bắc, đến giờ hồn vẫn lưu vong xứ người không
chốn nương thân…Qúa nhiều rồi, xin đừng chất thêm đồ giả nữa.
Thưa quý ông quý bà cư dân mạng.
Đến đây chắc các vị đã nghe thủng, hiểu ra kẻ đáng bị ném đá là ai rồi. Tôi có
mấy lời khuyên vàng ngọc cho mấy vị đây:
1- Tranh luận học thuật có thứ văn hóa riêng. Đó là luận chứng, luận điểm, là
lí lẽ biện minh, là sự tôn trọng người đối thoại. Không phải la to hét lớn mạt
sát đối phương bằng ngôn ngữ chợ búa chọn lọc là ra chân lý đâu. Tôi đã đọc
commen của cácvị và thấy một điều rất lạ là suốt 50 năm cầm bút chưa hề gặp đối
tượng độc giả nào không ký tên người mà ký toàn tên súc vật : chó, lợn , trâu
dê như quý vị. Đã khác giống thì khó đối thoại lắm.
2- Khi chưa hiểu biết gì về người khác và công việc của họ thì chớ cắn càn sủa
bậy. Hành vi càn quấy, phản ứng xộc xệch của mấy vị chỉ tổ phơi bày bản chất
côn đồ lưu manh của mình ra trước mắt bàn dân thiên hạ có học, tự tố cáo mình
là loại người ăn theo nói leo, là đám cặn bạ của Quảng Nam địa linh nhân kiệt.
3- Các ông bà là người có dân trí thấp, yêu đến ngu ngơ, tin đến dại khờ. Vậy
nên, biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe.
Trước lúc dừng bút, tôi xin nói lời cuối :
Sự thật có khả năng đương đầu với mọi bất công. Sự Thật không biết lội nhưng
đang vật vã bơi trong máu ! Máu không dìm chết được chân lý. Chân lý phải được
chấp nhận không cần bạo lực. Mọi bạo lực đều không làm suy yếu được chân lý mà
làm cho nó cất cánh bay xa hơn. Dối trá đi một chân, sự thật đi hai chân. Sức mạnh
của chân lý là lẽ sống trường cửu. Sự thật là niềm yên tĩnh của trái tim. Chân
lý cần được xem như Tổ quốc của mình.
Chân lý dù bị chà đạp xuống tận bùn đen nó vẫn trỗi dậy. Sự thật sẽ chiến thắng
nhưng cần giúp đỡ sự thật. Con người phải trải qua vô vàn sai lầm mới đến được
chân lý. Cặp mắt sẽ không nhìn sai nếu lẽ phải điều khiển họ. Tìm kiếm chân lý
không phải ở óc mà cả bằng tim nữa. Hãy tin rồi sẽ hiểu. Đức tin đi trước, trí
tuệ theo sau. Khám phá ra chân lý là để sống với chân lý.
Trên con đường gập ghềnh xa kiếm tìm chân lý, biết bao người đã xả thân vì nó.
Nhờ tìm chân lý mà con người gia tăng sức mạnh và hoàn thiện được bản thân
mình. Chân lý là thượng đế của người tự do.
Sài Gòn, 12-5-2015
THÁI
DOÃN HIỂU