Wednesday, September 25, 2013

DÂN CHỦ HAY ĐỘC TÀI? (XIN ĐỪNG NHÂN DANH DÂN CHỦ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỘC TÀI! THẾ THÌ CHẲNG HƠN GÌ CỘNG SẢN)

Chế độ độc tài (dictatorship) là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân, một đảng duy nhất, hay một nhóm người: kẻ độc tài. Khái niệm này có thể có hai nghĩa là:

Độc tài kiểu La Mã là một công chức chính trị thời Cộng hòa La Mã. Các kẻ độc tài được giao cho quyền tối thượng trong lúc khẩn cấp. Quyền hành của họ nguyên thủy không tùy tiện hay kỳ quặc mà phải tuân thủ pháp luật. Không có những chính thể độc tài như vậy trong khoảng đầu thế kỷ thứ hai (TCN), nhưng sau này những kẻ độc tài như Sulla và Hoàng đế La Mã thực thi quyền lực có tính cá nhân và độc đoán hơn.
Trong nghĩa hiện dùng, chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do các kẻ hay một đảng cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia đó ràng buộc.

Đối với những học giả, như Joseph C.W. Chan ở Đại học Hồng Kông, chế độ độc tài là một thể chế nhà nước có quyền lực cầm quyền không được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là thể chế ở đó nhà nước quy định mọi mặt hành vi cá nhân và tập thể của nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ độc tài liên quan đến nguồn gốc quyền cai trị (nơi quyền đó phát sinh) và chủ nghĩa toàn trị liên quan đến phạm vi của quyền cai trị (cái nhà nước quy định).

Theo giải thích ở trên, chế độ độc tài tương phản với thể chế dân chủ (ở đó quyền lực nhà nước từ nhân dân mà ra), và chủ nghĩa toàn trị tương phản vớichủ nghĩa tự do (nơi nhà nước nhấn mạnh quyền và tự do cá nhân). Mặc dầu các khái niệm của thuật ngữ đó có khác nhau nhưng chúng đều có liên quan với nhau trên thực thế rằng hầu hết các quốc gia độc tài đều để lộ ra các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa toàn trị. Chính vì vậy chúng ta thường hay nghe hai khái niệm đó được gộp thành một là độc tài toàn trị. Một khi quyền lực nhà nước không từ nhân dân mà ra thì quyền lực đó không bị giới hạn và có khuynh hướng bành trướng phạm vi của nó để kiểm soát mọi mặt đời sống nhân dân.

Ở thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, độc tài di truyền hay độc tài gia đình trị vẫn tương đối phổ biến.

Thời hậu Thế chiến và Chiến tranh Lạnh

Trong thời kỳ sau hai cuộc Chiến tranh Thế giới, chế độ độc tài trở thành đặc điểm thường thấy của chính quyền quân sự, đặc biệt ở Mỹ Latin, Châu Á vàChâu Phi. Trong trường hợp các nước châu Phi và châu Á trước đây là thuộc địa, sau khi giành được độc lập từ làn sóng phi thực dân hóa thời hậu Thế chiến, các chế độ có tổng thống/chủ tịch dần dần trở thành các chế độ độc tài mang tính cá nhân. Các chế độ này thường không bền vững.
Cũng có ý kiến cho rằng những chế độ độc tài này về căn bản thường chịu ảnh hưởng bởi Chiến tranh Lạnh. Cả Mỹ lẫn Liên Xô đều cố bành trướng và duy trì vùng ảnh hưởng của mình bằng cách cung cấp tài chính cho các nhóm chính trị và bán quân sự, và khuyến khích đảo chính, đặc biệt là ở Châu Phi. Điều này dẫn đến nhiều nước có các cuộc nội chiến đẫm máu và hậu quả dẫn đến sự ra đời của các chế độ độc đoán. Ở Mỹ Latin, các nhà độc tài thường dùng những từ như mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản để biện hộ cho hành động của mình.

Những nhà độc tài hiện đại

Chỉ số Dân chủ theo nhận định riêng của Tạp chí The Economist, 2006. Màu càng đậm càng độc tài.

Theo những khái niệm về độc tài, chúng ta có thể thấy những người sau đây là những nhà độc tài. Họ thường cầm quyền trong một thời gian dài, không nghỉ hưu hay từ chức mà chỉ thôi chức do bị lật đổ hoặc chết.


Dân chủ

Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do [cần dẫn nguồn]. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp với cụm từ δημοκρατία ([dimokratia] (trợ giúp·thông tin)), "quyền lực của nhân dân"[1] được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.

Trong học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về 'dân chủ'[3], có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi.

Chủ quyền nhân dân là một triết lý phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là động lực để hình thành một nền dân chủ. Tại một số quốc gia, dân chủ dựa trên nguyên tắc triết học về quyền bình đẳng. Nhiều người sử dụng thuật ngữ "dân chủ" như một cách nói tắt của dân chủ tự do, còn bao gồm thêm một số yếu tố như đa nguyên chính trị, sự bình đẳng trước pháp luật, quyền kiến nghị các viên chức được bầu nếu cảm thấy bất bình, thủ tục tố tụng, quyền tự do công dân, quyền con người, và những yếu tố của xã hội dân sự độc lập với nhà nước. Tại Hoa Kỳ, tam quyền phân lập thường được xem là đặc tính hỗ trợ cho dân chủ, nhưng ở các quốc gia khác, như Vương quốc Anh, triết lý chi phối lại là chủ quyền tối cao của nghị viện (mặc dù trên thực tế vẫn duy trì sựđộc lập tòa án). Trong các trường hợp, "dân chủ" được dùng với nghĩa dân chủ trực tiếp. Mặc dù thuật ngữ "dân chủ" thường được dùng trong bối cảnh chính trị của quốc gia, những nguyên lý này cũng áp dụng cho các tổ chức cá nhân và các nhóm khác.

Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên các nền văn hóa khác cũng có đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của dân chủ như Ấn Độ cổ đại, La Mã cổ đại, châu Âu, và Nam Bắc Mỹ[10]. Dân chủ được gọi là "hình thức nhà nước cuối cùng" và đã lan rộng trên khắp toàn cầu. Quyền đi bầu khi xưa bắt đầu từ những nhóm nhỏ (như những người giàu có thuộc một nhóm dân tộc nào đó) qua thời gian đã được mở rộng trong nhiều bộ luật, nhưng vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi liên quan đến các lãnh thổ, khu vực bị tranh chấp có nhiều người nhập cư, và các quốc gia không công nhận các nhóm dân tộc nào đó.

Từ khi hệ tư tưởng Marx - Lenin ra đời và phong trào vô sản nổi lên, tạo nên ý thức hệ đối lập với chủ nghĩa tư bản thì khái niệm dân chủ cũng được chia thành hai thể loại chính, những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội thường gọi hệ thống dân chủ của phía tư bản là "dân chủ tư sản" (dân chủ thực chất dành riêng cho giai cấp tư sản), những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản thường gọi hệ thống dân chủ của phía xã hội chủ nghĩa là "dân chủ xã hội chủ nghĩa"[cần dẫn nguồn](dân chủ trong các hệ thống XHCN). Mỗi bên có quan niệm khác nhau về chủ đề này. Phía TBCN thường nhấn mạnh vào khía cạnh bầu phiếu và cho rằng thế là đủ. Phía XHCN thường nhấn mạnh vào khía cạnh làm chủ giá trị thặng dư, tư liệu sản xuất, và thành quả lao động của người dân.

Theo phía những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản như những người tự do hay bảo thủ, dân chủ đi kèm với đa nguyên chính trị và đa đảng - mặc dù cơ chế không bộc lộ đầy đủ giá trị dân chủ. Những người dân tộc chủ nghĩa (kể cả một số ủng hộ chủ nghĩa tư bản) và chủ nghĩa phátxít thường khước từ cơ chế này. Trong khi đó những người xét lại chủ nghĩa Marx (dân chủ xã hội) chấp thuận một nền "dân chủ tư sản" trong khi vẫn tự cho mình đấu tranh quyền lợi công nhân. Ngược lại những người cộng sản chính thống ủng hộ cho chế độ một đảng cộng sản, sự nhất nguyên chính trị và thực hành nền "dân chủ xã hội chủ nghĩa" trước khi xã hội chuyển sang xã hội cộng sản được Marx miêu tả "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Những người ủng hộ tôn giáo hay thần quyền thường khước từ dân chủ nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của họ cũng thay đổi và chấp thuận một nền dân chủ gắn với tôn giáo.

Có rất nhiều biến thể của dân chủ, một số chỉ tồn tại trong giả thuyết và một số đã có thật.

Dân chủ kiểu Athena

là Parthenon, đền của Athena, nữ thần bảo vệ thành phố Athena, nhìn xuống để theo dõi các bàn cãi chính trị. Ở dưới là bục giảng tại Pnyx, đất hội họp của hội đồng, ở đấy các tranh cãi chính trị lớn của Athena diễn ra trong "thời kỳ hoàng kim". Ở đây các chính khách của thành phố Athena đứng để biểu diễn, thí dụ Pericles và Aristides vào thế kỷ 5 TCN và Demosthenes vàAeschines vào thế kỷ 4 TCN – cùng với rất nhiều người dân không có tiếng tăm.

Từ "dân chủ" (tiếng Hy Lạp: δημοκρατíα) được đặt ra tại Athena (Hy Lạp) cổ trong thế kỷ thứ 5 TCN. Tương truyền, chế độ trị nước này được Quốc vương Theseus - vị vua khai quốc của thành bang Athena - áp dụng lần đầu tiên trong thời kỳ thượng cổ. Chính phủ đó được xem là hệ thống dân chủ đầu tiên. Tại đó, người dân bầu cho mọi việc. Nghĩa "dân chủ" này đã thay đổi qua thời gian, vì từ thế kỷ thứ 18 đã có nhiều chính phủ tự xưng là "dân chủ". Nhiều người không xem hệ thống tại Athena chỉ diễn tả một phần của nền dân chủ vì chỉ có một thiểu số được bầu cử, trong khi nữ giới và dân nô lệ không được phép bầu.

Bầu cử

Việc bầu cử, tự nó, không phải là một điều kiện đủ cho nền dân chủ tồn tại.

Nhiều chế độ độc đoán hay độc tài thường tổ chức bầu cử để giả mạo một chế độ dân chủ. Tuy nhiên, trong các cuộc bầu cử, họ đã đặt ra nhiều hạn chế:


hạn chế người đủ tiêu chuẩn ra ứng cử
hạn chế quyền hạn của những đại biểu, hay những chính sách họ có thể lựa chọn

bầu cử không tự do và công bằng (đe dọa những người bầu cho một ứng cử viên nào đó)
giả mạo kết quả


Một số thí dụ trong lịch sử của những nền "dân chủ" này là Iraq dưới quyền Saddam Hussein, Philippines thời Ferdinand Marcos.

Dân chủ tự do

Bài chi tiết: Dân chủ tự do

Theo định nghĩa ngày nay, "dân chủ" thường được hiểu là "dân chủ tự do". Trong khi dân chủ chỉ có nghĩa là một hệ thống chính phủ được thành lập và chính thống hoá bằng bầu cử, những nền dân chủ hiện đại còn được đặc trưng bởi những định chế sau đây:

Một hiến pháp để giới hạn các quyền và kiểm soát hoạt động của chính phủ, có thể là hiến pháp thành văn, bất thành văn hoặc hỗn hợp cả hai loại.
Bầu các ứng cử viên một cách tự do và công bằng.

Quyền bầu cử và ứng cử của người dân.
Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, v.v...
Quyền tự do báo chí và quyền truy cập thông tin từ nhiều nguồn.
Quyền tự do giao thiệp.
Quyền công bằng trước pháp luật và xét xử tuân theo quy tắc của pháp luật.
Người dân được thông tin về quyền lợi và trách nhiệm dân sự.


Nghĩa này thường có hạn chế. Không phải ai cũng được ứng cử trong các cuộc bầu cử; chỉ có những người tham gia mới được lựa chọn để ứng cử. Thêm vào đó, không phải ai cũng được đi bầu. Hầu hết các nước dân chủ chỉ cho phép những người dân đủ tuổi (thường là 18) bầu. Một số quốc gia không cho một số người khác bầu (chẳng hạn như người phạm tội).


Trong một số chính quyền, chế độ dân chủ tự do là chế độ thực tế, trong khi trong danh nghĩa là một chế độ khác; ví dụ Canada là một chế độ quân chủ, nhưng trong thực tế được lãnh đạo bởi một Nghị viện được bầu một cách dân chủ.

Một số người định nghĩa dân chủ là một "chế độ của đa số với một số quyền cho thiểu số".

"Dân chủ" và "Cộng hoà"

Bản đồ thể hiện các quốc gia tuyên bố có nền dân chủ, vào tháng 3 năm 2008.

   Chính phủ tuyên bố có nền dân chủ

   Chính phủ không tự nhận mình là dân chủ.

Nghĩa của từ "dân chủ" đã thay đổi nhiều lần từ thời Hy Lạp cổ đến nay. Trong cách sử dụng ngày nay, từ "dân chủ" chỉ đến một chính phủ được dân chọn, không cần biết bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.

Chữ "dân chủ" còn có một định nghĩa khác, trong lý thuyết hiến pháp và trong thảo luận hồi xưa, đặc biệt là khi nghiên cứu về công việc của những "Khai quốc công thần Hoa Kỳ". Trong cách dùng này, thì chữ "dân chủ" để riêng chỉ đến "dân chủ trực tiếp", trong khi "dân chủ đại biểu" trong đó dân chúng bầu người thay mặt cai trị theo một hiến pháp thì lại dùng chữ "cộng hòa" (republic). Các danh từ cổ này vẫn còn chút thông dụng trong cách cuộc tranh biện giữa Phe bảo thủ và Đảng Libertarian tại Hoa Kỳ.

Những nhà lập hiến nguyên thủy của Hiến pháp Hoa Kỳ được ghi nhận là đã biết điều mà họ cho là cái nguy hiểm của cách cai trị theo đa số, là có thể đàn áp tự do cá nhân. (Xem thêm bên dưới.) Thí dụ, James Madison, trong Federalist Papers số 10 đã cổ võ cho nền cộng hòa hơn là nền dân chủ chính là để bảo vệ cá nhân chống lại đa số. [1] Tuy vậy, trong thời điểm đó, các nhà lập hiến đã cẩn tâm dựng nên những cơ quan dân chủ và cải cách xã hội quan trọng trong khuôn khổ của hiến pháp và Dự luật Dân quyền (Bill of Rights). Họ giữ lại những yếu tố hay nhất của thể chế dân chủ, sau khi đã sửa sai bằng cách cân bằng quyền lực và với một cơ cấu liên bang nằm lên trên.

Tuy nhiên, theo cách dùng hiện thời thì chữ "cộng hòa" dùng để chỉ bất cứ một quốc gia nào có một người quốc trưởng được bầu lên làm việc một thời gian có hạn, khác với hầu hết các chính phủ quân chủ cha truyền con nối hiện thời đều là các chính phủ dân biểu và hiến pháp quân chủ nhưng cai trị theo chế độ nghị viện (parliamentarism). (Các chế độ quân chủ đại biểu cũng không gọi là "cộng hòa".)

Theo như cách nói mạnh mẽ và sắc sảo của Thomas Jefferson thì lời hứa của dân chủ là “được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cụm từ mô tả hệ thống chính trị của một số nước xã hội chủ nghĩa hiện tại — Việt Nam và Trung Quốc — trong đó thể chế chính trị đi theo mô hình tập trung dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Khái niệm này ra đời và phát triển sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa đi theo mô hình Xô-viết lâm vào khủng hoảng toàn diện và sụp đổ, Việt Nam và Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế - chính trị - xã hội và tiếp tục hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Theo định nghĩa, bản chất của Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", đáp ứng những yêu cầu sau: 
1) Nhà nước do nhân dân lập ra thông qua cơ chế phổ thông đầu phiếu và kín; 
2) mọi cơ quan quyền lực Nhà nước đều do nhân dân ủy quyền; 
3) mọi hoạt động của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân; 
4) mọi hoạt động của Nhà nước phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; 5) nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm với các cơ quan Nhà nước.

Văn hóa dân chủ

Một công dân Hàn Quốc đang biểu tình (dù chỉ có một mình) trước Nhà Xanh

Tại các quốc gia không có truyền thống vững chắc của nền dân chủ đa số, chỉ riêng tự do bầu cử thì hiếm khi chuyển đổi được chế độ độc tài thành dân chủ, mà còn cần phải có sự thay đổi lớn trong nền nếp sinh hoạt chính trị và có tạo dựng được những định chế của một chính phủ dân chủ. Ta thấy như trong trường hợp Cách mạng Pháp hay Uganda hay Iran ngày nay, đều là chỉ đạt được dân chủ giới hạn một thời gian, cho đến khi xuất hiện những thay đổi lớn thì mới có được thực trạng đa số dân quyền.

Một yếu tố của nền nếp dân chủ là ý niệm "đối lập tốt, đối lập trung thành". Tại những quốc gia vốn vẫn thay đổi chính quyền bằng bạo lực, thì điều này hẳn nhiên rất khó. Danh từ này ý nói là mọi phe trong một quốc gia dân chủ đều một lòng chấp nhận một số giá trị căn bản. Tuy vẫn có bất đồng ý kiến, các phe tương tranh đều nhận chịu nhau và chấp nhận là mỗi phe đều có vai trò chính đáng, quan trọng. Những quy tắc căn bản của xã hội phải khuyến khích việc tranh cãi trong tinh thần chấp nhận và lịch sự. Trong những xã hội đó, người thua chấp nhận quyết xét của lá phiếu chung sau khi bầu cử, và trao chuyển quyền lực trong hòa bình. Người thua như vậy sẽ được yên lòng là sẽ không mất mạng hay mất tự do, và có thể tiếp tục tham dự vào công cuộc. Họ không phải là trung thành với những chính sáchcủa chính phủ, mà là với căn bản hợp pháp của quốc gia và chính với tiến trình dân chủ.

Một quyền cơ bản để tạo nên nền dân chủ là mọi cá nhân có quyền tự do hội họp, tự do tổ chức và thành lập các hội dưới nhiều dạng khác nhau của tổ chức phi chính phủ. Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, khi đó tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe và cơ hội để gây ảnh hưởng đối với các cuộc tranh luận về chính trị sẽ được tăng lên. Như Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng thế kỷ 19 đã viết: “Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp thiết phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước được xây dựng theo kiểu dân chủ”.

Đại diện tỷ lệ hay đa số

Vài hệ thống bầu cử, như các hình thức đại diện tỷ lệ, muốn nhắm chắc được là tất cả các nhóm chính trị kể cả nhóm thiểu số của các đảng nhỏ đều được có mặt "đồng đều" trong các cơ quan lập pháp, theo tỷ lệ số phiếu trong tay; thay vì theo hình thức đại diện đa số tức là theo tỷ số của toàn bộ cử tri mà họ chiếm được trong một vùng nào đó.

Cái mâu thuẫn của tỷ lệ với đại diện không phải chỉ là một vấn đề lý thuyết, vì thực ra cả hai hình thức rất thông dụng trên thế giới, mỗi hình thức dựng nên một loại chính phủ khác biệt. Một điểm chính hay được tranh biện là vấn đề có một người trực tiếp thay mặt cho vùng nho nhỏ của ta, trong quê nhà của ta, hay là để cho lá phiếu của mỗi người đều giống nhau, bất kể ta đang sống nơi nào trong quốc gia. Vài quốc gia như Đức và Tân Tây Lan muốn có cả đại diện từng vùng lẫn đại diện tỷ lệ, cả hai hiện diện song song mà không lấn át nhau. Hệ thống này thường được gọi là Mixed Member Proportional tạm dịch là Phân thân Tỷ lệ.

Các luận điểm ủng hộ và chống đối

Vai trò các đảng phái

Có người chỉ trích là trong đại biểu dân chủ, các phe phái chính trị sẽ khiến cho các đại biểu phải tuân theo đường hướng của đảng, thay vì đi theo ý muốn của cử tri hoặc chính lương tâm. Nhưng chính ra ta có thể nói là cử tri đã tỏ ý muốn của mình qua cuộc bầu cử, đã chú trọng đến những chương trình của người tranh cử, thì chỉ cần theo đó mà làm thôi.

Một khó khăn đang thấy trong các nền đại biểu dân chủ là phí tổn ngày càng cao của các mùa tranh cử, khiến cho ứng cử viên phải thương lượng với người giàu mua chuộc luật có lợi cho họ.

Les Marshall, chuyên gia nghiên cứu về dân chủ cho các xứ vốn chưa có dân chủ, ghi nhận rằng "trên toàn cầu, ngoài chính thể đại biểu dân chủ đa đảng, không còn cách nào khác" cho các xứ này có thể tạo dựng dân chủ cả. Thật ra điều này chẳng có gì khúc mắc: đại biểu dân chủ là chính thể duy nhất được dùng trong các quốc gia "dân chủ".

Đa số chuyên chế

Xin xem thêm bài về Thể chế đa số (Majoritarianism).

Người ta sợ rằng cai trị bằng đa số có thể đưa đến nạn "đa số chuyên chế", dù có được ủy quyền bởi số lớn từ mọi tầng lớp hay không. Đó là cái nạn xảy ra khi một hệ thống dân chủ có thể trao quyền cho đại biểu dân cử để họ thay mặt hành động theo ý kiến của đa số, chống lại một thiểu số nào đó. Như vậy rõ ràng là có thể phá hỏng nguyện vọng dân chủ, là muốn trao quyền cho tất cả mọi công dân. Thí dụ, trên lý thuyết thì một chế độ dân chủ tự do có thể bầu lên những đại biểu và họ quyết định bắt tội một nhóm thiểu số (tôn giáo, chính trị, v.v.) nào đó, bằng cách trực hay gián tiếp.

Sau đây là vài trường hợp tỷ dụ mà sự đối xử của đa số với thiểu số cần được phân tích:

Tại Pháp, có người cho rằng việc cấm biểu dương các dấu hiệu tôn giáo trong trường công là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
Tại Hoa Kỳ:


lưu hành tài liệu khiêu dâm được coi là bất hợp pháp nếu các tài liệu này vi phạm những "tiêu chuẩn cộng đồng" trong vấn đề công xúc tu sỉ.
các người sách động phe "duy sinh" (chống phá thai) gọi những đứa bé chưa sinh là một phe thiểu số vô cố vô thân bị áp bức.

trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chế độ quân dịch bị chỉ trích là áp bức một thiểu số bị mất quyền, là các người 18 đến 21 tuổi. Đáp lại, người ta nâng tuổi quân dịch lên 19 tuổi và tuổi đi bầu hạ xuống khắp nước (cùng với tuổi được uống rượu tại vài tiểu bang). Như vậy, tuy không còn bị mất quyền, số người tuổi quân dịch càng bị ít đi hơn.


Phe đa số thường đánh thuế giới thiểu số giàu có với tỷ lệ cao hơn, với mục đích buộc giới giàu có phải gánh vác số thuế cao hơn để phục vụ những nhu cầu xã hội.
Tại nhiều nước trên thế giới, những người nghiện thuốc cho vui thì được coi là một thiểu số đáng kể đang bị đa số áp bức qua luật pháp bắt tội nghiệp ngập. Tại nhiều nước, phạm luật nghiện ngập còn bị mất quyền bỏ phiếu.

Trong vấn đề này, người ta cũng hay nói đến thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái. Thí dụ là Anh Quốc trong thế kỷ 19 và hầu hết thế kỷ 20 đã ra hình sự hóa tôi tình dục của giới này, nổi tiếng nhất là vụ án Oscar Wilde và Alan Turing.
Viện cớ nghịch đạo, nghĩa là bất đồng ý, nền dân chủ Athena đã xử tử Socrates. Đến nay vẫn chưa quyết được là việc này có làm tổn hại gì đến cho dân chủ không.
Adolf Hitler đã đạt được nhiều nhất tổng số phiếu của các phe thiểu số trong nền dân chủ Cộng hòa Weimar năm 1933. Điều này đáng bàn đến vì Hitler đã chẳng bao giờ chiếm được đa số phiếu, cho nên vụ này có thể gọi là chuyên chế của một thiểu số. Sau khi hủy bỏ hệ thống dân chủ, thì chế độ này liền bắt đầu đàn áp.


Phe đề xướng dân chủ bào chữa như sau:

Một thì nói là đã có hiến pháp bảo vệ phía sau chống lại nạn chuyên chế của đa số. Nói chung, muốn thay đổi hiến pháp cần phải có đa số tuyệt đối toàn đại biểu, hoặc cần thẩm phán và thẩm phán đoàn nhận là các tiêu chuẩn thủ tục và bằng cớ đã được thoả thuận, hoặc, trường hợp hiếm là cần một cuộc trưng cầu dân ý. Những điều kiện này thường được kết hợp với nhau.
Ngoài ra, sự phân quyền thành lập pháp, hành pháp và tư pháp làm thiểu số khó có thể làm theo ý riêng. Như vậy, đa số vẫn có thể bắt buộc thiểu số một cách hợp pháp (tuy có thể là phi đạo), nhưng thiểu số đó phải là ít người lắm, và trên thực tế thì phải có một số đông người đồng ý điều đó.

Một lý luận nữa là các nhóm, đa số hay thiểu số, tùy theo vấn đề, thường rất là những nhóm khác nhau; như vậy phe đa số phải cẩn thận cân nhắc ý kiến của thiểu số, đề phòng trường hợp tối hậu trở thành thiểu số.
Một lý luận thường nghe nữa là: tuy có những bất trắc, cai trị theo đa số vẫn tốt hơn các chính thể khác, và đa số chuyên chế dù sao thì cũng là khá hơn là thiểu số chuyên chế.


Phe đề xướng dân chủ cho rằng bằng chứng theo thống kê rõ ràng chứng tỏ là càng nhiều dân chủ thì càng ít bạo động nội bộ và diệt chủng (democide). Điều này thường được gọi là Luật Rummel, rằng người dân càng ít tự do dân chủ thì càng dễ bị giới cai trị giết chết.

Ổn định chính trị

Vì hệ thống dân chủ cho phép công chúng có quyền tước bỏ giới cầm quyền mà không cần thay đổi căn bản luật pháp của chính thể, nó làm cho công dân tin rằng họ có thể bất đồng với chính sách hiện thời, nhưng sẽ luôn có cơ hội thay đổi giới cầm quyền, hoặc thay đổi chính sách. Điều này có thể giảm bớt những bất trắc và bất an chính trị hơn là thay đổi chính trị bằng bạo động.

Nạn nghèo đói

Nơi nào có dân chủ thì càng nâng cao Tổng sản phẩm quốc nội trên mỗi đầu người và chỉ số phát triển nhân sinh (human development index), và chỉ số nghèo thì càng thấp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý là những cái hay này là đều nhờ vào dân chủ. Có người cho là hầu hết chứng cớ lại đưa đến kết luận là chính nhờ tư bản (đo bằng Chỉ số Tự do Kinh tếchẳng hạn) đã tạo ra nhiều phát triển kinh tế làm dân giàu có hơn đưa đến dân chủ hóa.

Kinh tế gia nổi tiếng Amartya Sen ghi nhận là chưa có một chế độ dân chủ thực sự đã từng bị nạn đói lớn, kể cả những nước dân chủ vốn không giàu có suốt lịch sử, như Ấn Độ.

Chiến tranh

Lý thuyết dân chủ hoà bình cho rằng chứng cớ thực tế cho thấy là hầu như không bao giờ có chiến tranh giữa các nước dân chủ.

Thí dụ là một công trình nghiên cứu vế những chiến tranh từ 1816 đến 1991—định nghĩa chiến tranh là khi nào có quân lính đánh nhau làm cho hơn 1000 người chết trận, và định nghĩa dân chủ là khi hơn 2/3 đàn ông có quyền bầu cử. Nghiên cứu này tìm ra 198 cuộc chiến tranh giữa các nước không dân chủ, 155 giữa các nước dân chủ đánh với các nước không dân chủ, và không có chiến tranh nào giữa những nước dân chủ với nhau.

Hiện nay các quốc gia có nền dân chủ vẫn luôn ước mong và vận động kêu gọi các quốc gia chưa có nền dân chủ hãy nên mạnh dạn có tinh thần cải thiện, cải cách chính trị để tạo điều kiện thiết lập, hình thành một nền dân chủ thật sự qua sự dân chủ hóa của mình.

Nay sự lan triền tư tưởng dân dân chủ từ các nước nước phát triển đã lan triền thành một làn sóng dân chủ sang các nước chưa có nền dân chủ thật sự. Làn sóng dân chủ đã trở thành một trào lưu tất yếu toàn cầu.

Theo điều 4 Hiến pháp 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của xã hội. Người dân Việt Nam bầu ra Quốc hội là những người đại diện cho dân để họ bầu ra chủ tịch nước và chính phủ. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ và bị Economist Intelligence Unit (EIU) xếp vào nhóm chính thể chuyên chế cùng vớiTrung Quốc và Miến Điện. Nhiều năm, bộ ngoại giao Mỹ cũng xếp Việt Nam vào nhóm nước "chưa có dân chủ, hạn chế tự do báo chí, tôn giáo".

No comments:

Post a Comment