Thanh Quang
Vào
mùng 9 tháng Bảy này, nếu không có gì thay đổi, nhà cầm quyền VN đưa thêm một
người có tâm huyết với quê hương, dân tộc ra xét xử, đó là LS Lê Quốc Quân.
Tạo dựng chứng cớ?
Sau
nhiều lần bị bắt giữ một cách phi pháp, tuỳ tiện, vô cớ, thậm chí bị bắt phải
“sống lại” cái cảnh đấu tố thời cải cách ruộng đất ngay tại phường mình, bị côn
đồ hành hung… thì hôm 27 tháng 12 năm ngoái, LS Lê Quốc Quân – nhà đấu tranh
mạnh mẽ cho nhân quyền, dân chủ; bảo vệ giáo dân, dân oan; từng tham gia biểu
tình chống TQ xâm lược; từng kiến nghị yêu cầu giới hữu trách dừng “chủ trương
lớn của đảng và nhà nước” tại Tây Nguyên – đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà
Nội khởi tố về tội “trốn thuế” theo điều 161 Bộ luật Hình sự vốn quy định mức
án tối đa 7 năm tù.
Theo lời TS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội thì LS Lê Quốc Quân lần này bị rơi vào “cả một chiến dịch tru di tam tộc khốc liệt” vì “Trước khi Lê Quốc Quân bị tống giam, công ty của doanh nhân Lê Đình Quản – em trai Lê Quốc Quân – bị lục soát tanh bành. Lê Đình Quản cùng nhiều người trong công ty mình cũng bị bắt. Một người em gái, chị Nguyễn thị Oanh, mang thai ở tháng thứ ba, đã bị tuột mất đứa con đầu lòng sau mấy tháng giam giữ”.
Cái tội
gọi là “trốn thuế” ấy của LS Lê Quốc Quân, theo như kế hoạch, sẽ bị Toà án Hà
Nội xét xử vào mùng 9 tháng Bảy này.
Từ Hà
Nội, LS Nguyễn Văn Đài lên tiếng:
Tôi thấy vụ án này có nhiều uẩn khúc. Rất nhiều những tình tiết
cần phải xem xét lại. Những thủ tục trình tự tố tụng của vụ án phần nhiều có
khuất tất chưa được làm rõ.
-LS Trần Thu Nam
-LS Trần Thu Nam
“Tôi và
luật sư Lê Quốc Quân là bạn, chơi rất thân với nhau. Tất cả công việc làm ăn
của anh Quân thì tôi cũng đã trò chuyện và biết rất rõ. Việc của anh làm hoàn
toàn hợp pháp. Chuyện chính quyền VN bắt anh Quân với tội danh trốn thuế đã
được lên kế hoạch từ trước. Theo thông tin từ hồ sơ vụ án đó thì ban đầu, cơ
quan an ninh điều tra đã lập một chuyên án. Khi họ điều tra tới một chừng mực
nào đó thì mới chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra. Như vậy là gì? Nó có
nghĩa là chứng cứ được cho là “trốn thuế” thì hoàn toàn do cơ quan an ninh VN
sắp đặt.
Tôi đã
tiếp xúc với một số khách hàng của LS Lê Quốc Quân thì được biết họ chịu rất
nhiều sức ép từ cơ quan điều tra để buộc họ phải ký nhận nói ngược lại những gì
mà họ đã tự nguyện thoả thuận với LS Lê Quốc Quân trước đây; tức là trước đây,
LS Lê Quốc Quân có sử dụng dịch vụ của họ, và hai bên đã thoả thuận với nhau
một cách tự nguyện và cùng ký vào đó, thông qua những hợp đồng tư vấn hay hợp
đồng mua bán. Nhưng nay, dưới sức ép của cơ quan điều tra thì họ phải phủ định
tất cả những gì đã thoả thuận một cách tự nguyện với công ty của LS Lê Quốc
Quân, và họ nói rằng LS Lê Quốc Quân đã lợi dụng họ để lấy hoá đơn. Điều đó cho
thấy gì? Nó cho thấy rằng giới cầm quyền đã cố tình tạo nên những chứng cứ để
kết tội LS Lê Quốc Quân.”
Mặc dù
tội danh trốn thuế và những người bị bắt vì trốn thuế ngày càng “nhan nhản” ở
VN hiện nay, nhưng trường hợp LS Lê Quốc Quân, ngoài tình trạng bị “tru di tam
tộc” như vừa nói, một lực lượng công an đông đảo, hùng hổ đến bắt LS Quân một
cách không đúng trình tự thủ tục của pháp luật và giam giữ ông trong điều kiện
khắc nghiệt mà cho đến nay, đã hơn nửa năm, thân nhân vẫn chưa được gặp mặt. LS
Trần Thu Nam chịu trách nhiệm biện hộ cho LS Lê Quốc Quân cho biết:
“Tôi
thấy vụ án này có nhiều uẩn khúc. Rất nhiều những tình tiết cần phải xem xét
lại. Những thủ tục trình tự tố tụng của vụ án phần nhiều có khuất tất chưa được
làm rõ, thí dụ như thủ tục bắt người, những thủ tục về đối chất: không cho đối
chất giữa ông Quân và những người khai ông Quân trốn thuế. Như vậy là vi phạm
pháp luật Việt Nam. Việc thăm nuôi, gửi quà hay gia đình gặp gỡ ông Quân cũng
bị cấm. Một số thủ tục tố tụng của Việt Nam tôi thấy chưa làm đúng theo như quy
định của pháp luật. Theo tôi thì không đủ cơ sở để ghép ông Quân vào tội trốn
thuế.”
Từ “trốn thuế” đến “chống
nhà nước”
Nhắc
đến tội gọi là “trốn thuế” dành cho LS Lê Quốc Quân hiện giờ làm người ta không
khỏi liên tưởng đến cũng cái tội “trốn thuế” của blogger Điếu Cày khiến Điếu
Cày bị oan khiên hết 30 tháng tù, rồi bỗng dưng từ “trốn thuế” thành “ tuyên
truyền chống nhà nước CHXHCNVN” để blogger yêu nước này bị áp đặt thêm 12 năm
tù giam, 5 năm quản chế nữa; hay công luận chưa quên trường hợp TS Cù Huy Hà Vũ
từ cái cớ bị bắt lúc đầu là “2 bao cao su đã qua sử dụng” bỗng biến thành tội
tương tự như Điếu Cày và đang thọ án tù 7 năm.
Như vậy
câu hỏi cần được nêu lên là liệu tội danh “trốn thuế” của LS Lê Quốc Quân có
phải chỉ là cái cớ để nhà nước bỏ tù ông kiểu như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ không?
LS Nguyễn Văn Đài nhận định:
“Việc
từ tội danh trốn thuế có dẫn tới những tội về chính trị như theo điều 88, điều
79 hoặc điều 258 hay không thì còn một thời gian rất dài mới biết được. Bởi vì
nếu làm như vậy, thì giới cầm quyền phải giam cầm LS Lê Quốc Quân với tội danh
“trốn thuế” từ một tới nhiều năm. Và sau khi hết án “trốn thuế” này, thì vấn đề
tuỳ thuộc vào tình hình, diễn biến chính trị, xã hội lúc đó cũng như mối quan
hệ quốc tế giữa VN với các nước, để từ đó, giới cầm quyền VN quyết định tiếp.
Cho nên trường hợp Lê Quốc Quân có giống như trường hợp Điếu Cày hay không, thì
chúng ta, cho tới giờ phút này, chỉ có thể suy đoán chứ không thể khẳng định
ngay được.”
Chắc chắn “trốn thuế” chỉ là cái cớ, chứ lẽ ra blogger Điếu Cày
và blogger Lê Quốc Quân phải không bị ngồi tù vì cái cớ như vậy.
-TS Scott Flipse
-TS Scott Flipse
TS
Scott Flipse, chuyên gia về VN và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu
chính sách của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nhận xét:
“Chắc
chắn “trốn thuế” chỉ là cái cớ, chứ lẽ ra blogger Điếu Cày và blogger Lê Quốc
Quân phải không bị ngồi tù vì cái cớ như vậy. Đó chắc chắn là cái cớ để VN bỏ
tù họ chỉ vì họ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, bảo vệ
luật pháp. VN cáo buộc họ “trốn thuế” là phi pháp. Họ phải không bị ngồi tù.”
GS
Nguyễn Thanh Giang cảnh cáo rằng “ Lươn lẹo đổ vấy sang tội ‘trốn thuế’ là bước
lùi cần thiết và có thể xem là khéo léo của Đảng. Song, như vậy là lũng đoạn
luật pháp, là gian xảo, bất chính”. Do đó, vẫn theo TS Nguyễn Thanh Giang, giới
cầm quyền “Hoặc phải trả tự do vô điều kiện cho Lê Quốc Quân để chứng tỏ là nhà
nước pháp quyền, hoặc chỉ có thể muối mặt kết đến mức án treo” mà thôi.
Còn LS
Nguyễn Văn Đài thì quả quyết:
“Với
niềm tin của cá nhân tôi thì tôi luôn luôn khẳng định LS Lê Quốc Quân là một
người vô tội. Anh hoàn toàn làm ăn một cách trung thực. Và những khoản thuế mà anh
đã đóng cho nhà nước rất là nhiều. Ngoài ra, những công ty của anh Quân cũng đã
tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người. Và tất cả nguồn thu của anh đều từ
nước ngoài chuyển về VN, không những nó đóng góp cho ngân sách nhà nước VN, mà
còn đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Như vậy, việc nhà cầm
quyền giam cầm, xét xử LS Lê Quốc Quân không những gây thiệt hại về kinh tế cho
chính bản thân nhà nước VN, mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ
ngoại giao giữa VN và các nước. Hiện tôi được biết là các Tổ chức Bảo vệ Nhân
quyền Quốc tế cũng như chính phủ các nước đã lên tiếng bày tỏ quan ngại của họ
đối với chính phủ VN trong vụ việc của LS Lê Quốc Quân.”
Tình
cảnh của LS yêu nước Lê Quốc Quân hiện nay – theo như tâm sự của ông – “không
còn gì căng thẳng hơn nữa !”. Nhưng, may thay, “vẫn mẹ là niềm an ủi, động
viên” cho ông cùng người thân, như những vần thơ ông sáng tác sau đây:
“Là
con: Bố mất, mẹ già đang ốm…
Là anh
trai trưởng: Em trai bị bắt, em gái đang mang thai tiếp tục vào hỏa lò….
Là
chồng của vợ, bố của 3 con thơ, khi kẻ gian theo vào tận trường mẫu giáo…
Là giám
đốc: Nhân viên bị khám nhà, đe dọa, ép làm chứng gian….
Dường
như không còn gì căng thẳng hơn nữa.
…
Vẫn mẹ,
là niềm an ủi và động viên con giữ vững lý tưởng mình.
Con cám
ơn Mẹ nhiều!”
TRỐN THUẾ HAY PHÁT TÁN TÀI LIỆU CHỐNG CỘNG
Mặc Lâm
Vụ án
của Luật sư Lê Quốc Quân sẽ được mang ra xét xử tại Tòa án Hà Nội vào ngày 9
tháng 7 với tội danh trốn thuế. Liệu cáo buộc này có phù hợp với nguyên tắc
điều tra của cơ quan trách nhiệm hay chỉ là bản án bỏ túi có sẵn dành cho bị
cáo vì ông là một luật sư bất đồng chính kiến?
Gán ghép tội danh
Theo
cáo buộc của cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an thì luật sư Lê Quốc Quân đã phạm
vào tội trốn thuế theo Điều 161 của Bộ luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên đối với
công luận thì tội danh này chỉ là cách mà nhà nước muốn gán ghép để bắt ông sau
một thời gian thấy rằng khó áp lực buộc ông từ bỏ con đường đấu tranh cho dân
chủ, nhân quyền cũng như tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Lý do
khiến dư luận nghi ngờ như vậy khởi nguồn từ những diễn biến bất thường mà Bộ
công an áp dụng cho ông. Thứ nhất nhóm công an điều tra là công an an ninh chứ
không phải công an kinh tế. Thứ hai, để chuẩn bị bản án này Công an Hà Nội đã
cùng với an ninh thuộc Bộ công an, nhiều lần thâm nhập văn phòng kinh doanh của
luật sư Quân từ cuối năm 2011 để tịch thu những văn kiện, giấy tờ quan trọng và
sau đó yêu cầu Cục thuế Hà Nội thanh tra thuế của hai văn phòng có dính líu đến
ông.
Đó là
công tác chuẩn bị và sau khi bắt thì giai đoạn tiếp theo chứng tỏ cơ quan điều
tra đã dùng rất nhiều thủ thuật để cản trở pháp luật. Em ruột của luật sư Quân
là Lê Quốc Quyết thuật lại:
Tôi thấy vụ án này có nhiều uẩn khúc. Rất nhiều những tình tiết
cần phải xem xét lại. Những thủ tục trình tự tố tụng của vụ án phần nhiều có
khuất tất chưa được làm rõ.
-LS Trần Thu Nam
-LS Trần Thu Nam
“Truờng
hợp anh Quân bị cản trở rất nhiều lần, Luật sư phải có đơn khiếu nại mãi thì họ
mới cấp giấy. Được cấp giấy rồi nhưng việc thăm gặp cũng ít. Điều đặc biệt nhất
là luật sư gặp anh Quân để làm việc nhưng họ lại không cho tiếp xúc hồ sơ. Số
lượng hồ sơ rất nhiều và có lẽ luật sư cũng đọc không kịp. Họ chỉ tống đạt
quyết định điều tra cũng như cáo trạng trước, còn lại hồ sơ đầy đủ thì bây giờ
luật sư mới đựơc tiếp cận còn gia đình thì chưa một lần thăm gặp.”
Luật sư
Trần Thu Nam, người chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho luật sư Quân cho biết
những nghi ngờ của ông trong khi xem xét và chuẩn bị hồ sơ cho vụ án:
“Về
phía luật sư thì chúng tôi đã tham gia từ giai đoạn điều tra. Đã gặp gỡ ông
Quân cũng như tham dự một số buổi hỏi cung trong trại giam. Tôi thấy vụ án này
có nhiều uẩn khúc. Rất nhiều những tình tiết cần phải xem xét lại. Những thủ
tục trình tự tố tụng của vụ án phần nhiều có khuất tất chưa được làm rõ, thí dụ
như thủ tục bắt người, những thủ tục về đối chất: không cho đối chất giữa ông
Quân và những người khai ông Quân trốn thuế. Như vậy là vi phạm pháp luật Việt
Nam.
Việc
thăm nuôi, gửi quà hay gia đình gặp gỡ ông Quân cũng bị cấm. Một số thủ tục tố
tụng của Việt Nam tôi thấy chưa làm đúng theo như quy định của pháp luật. Theo
tôi thì không đủ cơ sở để ghép ông Quân vào tội trốn thuế. Chúng tôi sẽ làm
theo hướng đó và yêu cầu trả tự do cho ông Quân.”
Người
thân của luật sư Quân không được gặp ông đã đành, đến vợ con ông cũng bị ngăn
cản thăm nuôi và gặp gỡ chồng sau khi ông bị bắt nhiều tháng. Đây là điều bất
thường đối với một phạm nhân can tội trốn thuế và hoàn toàn không phương hại gì
tới an ninh quốc gia. Bà Hiền vợ của ông kể lại:
“Em tin
rằng đây chỉ là cái cớ để người ta bắt giam anh ấy thôi. Cho đến bây giờ đã gần
6 tháng rồi mà gia đình vẫn chưa gặp mặt anh Quân. Mặc dù đã có làm đơn xin
thăm nuôi nhưng có văn bản trả lời là phía trại giam không có một báo cáo nào
đề nghị gia đình cần phải gặp anh Quân cả.”
Tội danh khó
nói?
Blogger Điếu Cày (trái),
Anhbasaigon (giữa) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM
hôm 24 tháng 9 năm 2012. Capture/VTV1
Vụ án
này khiến người ta liên tưởng đến blogger Điếu Cày, người có hoàn cảnh tương tự
như luật sư Quân và hiện đang bị giam giữ trong nhà giam vì một cái tội khó nói
ra giữa tòa nên phải dùng tội danh trốn thuế cho ông. Bà Dương Thị Tân vợ cũ
của blogger Đíêu Cày cho biết lý do thực sự mà tòa án buộc cho ông tội trốn
thuế là vì ông biểu tình và có những hoạt động khác chống Trung Quốc, bà kể:
“Tất cả
mọi cái họ đặt điều vu khống, kết tội ông Hải chỉ nhằm đẹp lòng Trung Quốc mà
thôi. Họ cũng nói thẳng, không bắt ông Hải thì Trung Quốc nó sẽ mích lòng, nó
sẽ gây chiến tranh cho nên chị và anh Hải phải vì lợi ích quốc gia. Đó là lời
của thượng tá Phạm Thành Công cơ quan công an điều tra thành phố HCM đã nói với
tôi câu đó. Mọi điều mà họ làm chỉ có mục đích là vừa lòng Trung Quốc.”
Giống
như Điếu Cày bản án trốn thuế của LS Quân có thể bị xử đúng theo điều 161 với
thời gian giam giữ từ hai tới bảy năm vì số tiền trốn thuế cao hơn 600 triệu.
Người ta lo ngại rằng cũng giống như Điếu Cày ông khó lòng được trả tự do sau
khi mãn hạn mà phải tiếp tục ngồi tù vì lý do tuyên truyền chống phá nhà nuớc
qua những bài viết tim óc cho một nền dân chủ thực sự. Ông cũng có thể nhận
thêm tội danh phá rối trật tự công cộng khi giúp cho dân oan trong các vụ khiếu
kiện đất đai.
Bà Tân
vợ của blogger Đíêu Cày thuật lại trường hợp của chồng bà:
“Cả hai
lần ra tòa của vụ việc lần sau tức là quy kết cho ông Hải tội tuyên truyền
chống nhà nước thì họ đều không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng nào. Khi luật
sư của tôi chất vấn, nếu bắt ông Hải về tội trốn thuế và ông đã đi tù 30 tháng
vừa qua vậy thì trong ba mươi tháng đó ông Hải phạm tội như thế nào và với ai
thì họ không trả lời được.”
Để trả
lời câu hỏi đặt ra tại sao cơ quan an ninh không cáo buộc các tội danh ấy ngay
từ đầu mà lại loay hoay với con đường trốn thuế vòng vo như thế, người ta chỉ
còn cách suy đoán rằng, dù sao trốn thuế cũng dễ phân bua với quốc tế còn hơn
các tội chính trị vốn đang nhan nhản trong hàng trăm hồ sơ mà các tổ chức nhân
quyền cho biết nhiều tới nỗi họ không còn cách nào khác thuyết phục được nhà
nước Việt Nam hãy ngừng tay lại.
Cho tới
nay ít nhất 12 tổ chức đã lên tiếng đòi trả tự do cho LS Quân, tuy nhiên với
nhà nước Việt Nam thì những lên tiếng ấy xem ra vô hại vì bản án cho một công
dân với tội danh trốn thuế không phải là điều gì to tát tới nỗi họ phải bỏ công
giảng giải về một nền tư pháp mà Hà Nội luôn luôn lớn tiếng xác định là anh
minh và dân chủ nhất nhì thế giới.
No comments:
Post a Comment