Sunday, August 9, 2015

BÊN TRONG XÁC ƯỚP HỒ CHÍ MINH


Huỳnh Tâm
 “…Những ngày đó tình báo Hoa Nam báo cáo, quan tài pha lê chứa thi thể họ Hồ đã bị đánh cắp ngay từ giờ đầu tiên sau khi di chuyển đến hang núi. Và một thi thể khác được thay thế đặt vào quan tài pha lê. Thi thể họ Hồ đã có mùi hôi tanh, đã bắt đầu rữa đang khi di chuyển đến nơi trú ẩn…”

Những bí mật bên trong xác ướp
Ngày 12/08/1969, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam công bố trước hội đồng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đang lâm sàng nguy cơ bệnh nặng. Ông được những y sĩ Trung Quốc và Liên Xô điều trị chu đáo, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Mọi chăm sóc đều không kết quả, tình trạng bệnh nhân đã trên báo động đỏ. Mặc dù đội ngũ y khoa bậc nhất Trung Quốc đã đem hết khả năng y nghiệp cũng đành tuyệt vọng. Thủ tướng Chu Ân Lai (周恩来) lo lắng không yên tâm vì sợ có kẻ cướp lấy xác ông Hồ. Trước đó vào những ngày 24-26/8/1969, Bắc Kinh đã gửi hai phái đoàn y sĩ đến Hà Nội. Thực sự một trong hai nhóm này do tình báo Hoa Nam phối trí điều động để bảo vệ và nếu cần cướp xác Hồ Chi Minh đưa về Bắc Kinh. Cho đến nay vẫn còn nhiều người chưa biết ông Hồ Chí Minh thực sự là ai. Người họ Hồ từ đâu đến ? Tại sao họ Hồ lại xuất hiện tại Việt Nam ? Do thế lực chính trị nào ? Vì lý do nào Bắc Kinh sợ hãi, phải đích thân gửi lực lược cảm tử tình báo Hoa Nam bảo vệ cẩn mật họ Hồ [1]. Ngày nay cảnh tượng Việt Nam đang dần dần mất lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền cho phép chúng ta nghi ngờ là họ Hồ đã do Mao Trạch Đông tạo dựng lên để cướp chính quyền Việt Nam và đô hộ nhân dân Việt Nam.


Cuối tháng 8/1969, bệnh của Hồ Chí Minh càng lúc trầm trọng. Bệnh lý không hề thuyên giảm. Tất cả dược phẩm Đông-Tây điều trị không còn hiệu quả mặc dù khả năng y khoa Trung-Xô cũng có hạng. Thủ tướng Chu Ân Lai thúc giục những chuyên gia y khoa chăm sóc khẩn cấp.
Qua ngày 31/8, Chu Ân Lai tiếp tục gửi thêm nhóm thứ ba với những chuyên gia nổi tiếng, có giáo sư Ngô Gia Bình (阶平-Wu Jieping), tổng giám đốc Trung Quốc Học viện Khoa học, Y khoa Bắc Kinh. Nhóm này đến Hà Nội bằng một chiếc máy bay chuyên dụng, đặc biệt cung cấp dụng cụ cấp cứu, dược phẩm hảo hạng, xúc tác thêm phần hô hấp cho Hồ Chí Minh, để điều trị kéo dài hơi thở.
Ngày 01/09, Chu Ân Lai đích thân nghe giáo sư Ngô Gia Bình báo cáo qua điện thoại. Cuối cùng Bắc Kinh cho triệu tập các chuyên gia nghiên cứu và thảo luận khoa học, y khoa. Chu Ân Lai lấy quyết định gửi tiếp theo bốn nhóm y sĩ, mang theo một số chuyên gia, chuyên khoa, thiết bị tối tân, dược phẩm Đông y. Chuyến bay đặc biệt này đến Hà Nội vào sáng sớm ngày 02/09/1969 [1].
Con người thực của Hồ Chí Minh mắt phải lớn, mắt trái nhỏ, môi dày với trạng thái bi quan. Còn chân dung Hồ Chí Minh người dân Việt Nam thường thấy, hai mắt đều nhau và môi mỏng, mồm chếch mép có trạng thái lạc quan. Hy vọng nhân dân Việt Nam sáng suốt nhận định, đừng vội nhận ông ta là “Cha già dân tộc”, hình dung 5.000 văn hiến chỉ có một Hồ Chí Minh. Ông cũng chưa xứng đáng để gọi “Cha già nhân dân”, hai chữ “nhân dân” vốn nguyên bản Hán. (Hình ảnh nguồ : Hoa Nam)


Theo báo cáo của giáo sư Ngô Gia Bình, tình hình sức khỏe họ Hồ đã xấu đi nhiều, nhưng nhờ chăm sóc đúng liều lượng thuốc, nên cuộc sống kéo dài được thêm một năm nữa. Họ Hồ đã bệnh hai năm qua và ngày nay đã đến thời kỳ cuối.
Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng. Tất cả vấn đề đều được tham khảo, phải xem xét làm thế nào để tiết kiệm ngân khoản chi phí cho tang lễ của họ Hồ. Tình hình Việt Nam lúc bấy giờ quá lệ thuộc vào Trung Quốc, nền kinh tế không phát triển, lạc hậu về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, tất cả đều bị đình trệ. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như không có khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Xã hội chỉ biết tiêu thụ không biết sản xuất, sống theo nhịp tim thoi thóp với tiền viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô.


Hai năm trước, vào ngày 14/09/1967, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lặng lẽ đưa một nhóm chuyên gia y khoa đi Liên Xô để thực hiện công tác đặc biệt là nghiên cứu kỹ thuật ướp xác. Những chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Lăng Lênin tận tình giúp đỡ, khuyến khích đồng nghiệp. Sau bảy tháng đào tạo kỹ thuật, nắm vững phương pháp lưu trữ các bộ hài cốt trong vòng 15-20 giờ đầu tiên, sau khi một người ngừng thở.
Nhóm chuyên viên y khoa học xong trở về Việt Nam tiếp tục học tập, nghiên cứu tỉ mỉ về môi trường, về khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, và thực hiện phương pháp đặc trưng ướp xác đã học được tại Viện Nghiên Cứu Lăng Lênin, Liên Xô.
Trước đó, vào tháng 6/1968, Đảng Cộng sản Việt Nam bí mật thành lập một nhóm kỹ thuật đặc biệt có nhiệm vụ chuyên sâu, nghiên cứu phương pháp ướp xác, chủ yếu làm thế nào lưu trữ xác ướp Hồ Chí Minh trong thời gian, vĩnh viễn vô trùng, dù trong môi trường nhiệt đới.

Vào thời điểm 1967, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam quan niệm cho rằng nếu như Hồ Chí Minh chết quá sớm, lăng mộ chưa được xây dựng, riêng nhóm kỹ thuật ướp xác phải có phương thức bảo vệ an toàn. Điều này, yêu cầu tiêu chuẩn cẩn mật, kỹ thuật cao, để duy trì một xác ướp với nhiệt độ ổn định 16 độ C, hoặc trừ dưới 0,2 độ; phải được giữ tuyệt đối vô trùng, độ ẩm ổn định duy trì ở mức 75% tại nơi lưu xác, bằng không xác ướp sẽ bị hư hao thối nát.
Khi ấy Đại tướng tư lệnh 朱德 Chu Đức, người bạn cũ của thiếu tá quân báo Hồ Quang (Hồ Chí Minh) phúng điếu một câu đáng ghi nhớ: Vốn họ Hồ khi sống đã thối nát rồi, bây giới không có lý do gì mà sợ xác chết ấy thối nát!

Ngày 08/09/2010, trên trang 7 của tác giả Cố Tô Niên (顾祖年-GU Zu), tiêu đề ghi rõ: “Xác ướp Hồ Chí Minh không còn lưu trữ bí mật tại Việt Nam”. Nội dung luận về xác ướp Hồ Chí Minh đã bí mật di chuyển khỏi Lăng Ba Đình Hà Nội, những nghi vấn, xác chết Hồ Chí Minh đang lưu trữ ở đâu hay đã thủ tiêu từ lâu, những chân dung nào của Hồ Chí Minh, liên hệ thế nào với Hoa Nam, và ông là ai. Loan tải trên Thường Châu Vân Báo (常州晚报) nhiều kỳ. (Nguồn : Thường Châu Vân Báo)
Vào năm 1968, nhà nước cộng sản Trung Quốc bắt được mùi xác ướp, hối hả, bí mật đưa chuyên gia y khoa đổ xô vào Việt Nam. Trung Quốc lấy cớ bảo vệ xác chết của họ Hồ, nhưng thực chất là để tiếp cận phương pháp ướp xác. Thứ nữa, Trung Quốc muốn bảo vệ sự nghiệp họ Hồ sau khi chết, để tiếp tục bưng bít đầu mối câu chuyện bí ẩn nấp đàng sau lưng những huyền thoại mập mờ, không bình thường về nhân vật này.
Nhiều thập niên qua, tình báo Hoa Nam tạo ra rất nhiều huyền thoại về họ Hồ, đưa đến tình trạng người dân Việt Nam mơ hồ, tưởng ông ta sống nghèo trong mái nhà tranh tại Bắc Bộ Phủ, trong cảnh thiếu thốn điều kiện vật chất. Họ Hồ trở thành thánh nhân của Việt Nam và để rồi bây giờ Đảng Cộng sản Trung Quốc lo lắng sức khỏe cho tác phẩm huyền thoại do chính tay họ dựng lên, một tác phẩm của sự dối trá, bịp bơm vĩ đại.
Trong lúc bối rối, Chu Ân Lai tiếp nhận chỉ đạo của Mao, từ Quân Ủy trung ương (CPC) gửi khẩn cấp chuyên gia y khoa đến Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội ngũ chuyên gia y khoa Trung Quốc được lệnh túc trược ngày đêm, bảo vệ xác chưa nguội của Hồ Chí Minh. Nói rằng để chăm sóc cho Hồ Chí Minh, nhưng thực chất là để ngăn ngừa không cho lộ bí mật thân thế thực sự của Hồ Chí Minh. Cử chỉ này cho thấy Trung Quốc rất sợ hãi, bởi vì Liên Xô cũng chờ đợi giờ phút này để phát hiện thây ma kịch sĩ chính trị đã cướp chính quyền Việt Nam. Liên Xô là đồng minh cộng sản cũng phải ngỡ ngàng trước hành động quá liều lĩnh của Trung Quốc.
Hồ Chí Minh đang hấp hối, nhưng thật không may cho Trung Quốc, bốn nhóm chuyên gia y khoa mới bay đến Quảng Tây, được tin Hồ Chí Minh ngừng thở, vào lúc 9 giờ 47 sáng. Ngày hôm đó nhằm ngày 02/09/1969, ngày Quốc khánh của cộng sản Việt Nam. Kết quả chiếc máy bay phải quay đầu trở về Bắc Kinh. Chính phủ cộng sản Việt Nam bối rối liền ngăn chặn, đề phòng dư luận dân sự hay bất ổn nội bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban bí thư Đảng, lấy quyết định dời lại ngày khai tử Hồ Chí Minh, chính thức vào ngày 03/09/1969.
Đảng Cộng sản Việt Nam lên kế hoạch tang lễ cấp nhà nước, cử hành ngày 09/09/1969. Điện văn ngoại giao gửi đi các đại sứ quán, thông báo Hồ Chí Minh qua đời.
Điện tín của Mao Trạch Đông gửi Hồ Chí Minh: “Trong quá trình anh bệnh tật, chúng tôi đã gửi một bác sĩ tốt nhất của Trung Quốc, đến Việt Nam chữa trị cho anh. Chúng ta đồng chí, hữu nghị Trung-Việt, và anh em”.
Phái đoàn Trung Quốc, gồm có các ông:
– Lý Tiên Niệm (李先念), thành viên của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, và phó thủ tướng của Hội đồng Nhà nước, đứng đầu đảng, và phái đoàn chính phủ tham gia tang lễ cấp nhà nước của Việt Nam.
– Chu Ân Lai, thủ tướng, cũng phá vỡ các thông lệ, ngày 04/09/1969, đích thân đã dẫn đầu một phái đoàn Quân Ủy Trung ương, bay tới Hà Nội chia buồn. Tháp tùng có các thành viên đoàn đại biểu Bộ Chính trị, và Quân ủy Trung ương cùng các Ủy ban Quân sự Trung ương.
– Diệp Kiếm Anh (剑英) phó chủ tịch và Quân Ủy Trung ương.
– Vi Quốc Thanh (韦国清-Wei Guoqing), thành viên giám đốc khu tự trị dân tộc Choang và nhân dân cách mạng Quảng Tây.
Phái đoàn Liên Xô có ông Jie Bofu, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, và một nhóm chuyên gia ướp xác của Viện nghiên cứu Lăng Lenin, đến Hà Nội.
Trong khi xác chết của Hồ Chí Minh vẫn còn nằm đó, các chuyên gia Liên Xô thảo luận đặt vấn đề có nên chuyển phần thi thể của Hồ Chí Minh đưa đi Moscow để ướp xác, bởi vì Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam không đồng ý với chương trình này. Vì vậy, Liên Xô khẩn cấp đưa dụng cụ ướp xác, và thiết bị chuyển qua bằng đường hàng không đến Việt Nam.
Hồ Chí Minh nằm trong quan tài pha lê, tang lễ cử hành tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Báo chí Hoa Nam được dịp bốc thơm : “Bác Hồ nằm trong pha lê, mặt hồng hào, như thể giấc ngủ thanh thản”. Tưởng tượng phong phú của những tên tình báo Hoa Nam, chủ yếu hướng dẫn dư luận vào nguồn thiện cảm, thổi phồng những thành tích của ông ta.
Diễn biến của quan tài pha lê
Hồ Chí Minh chết vào thời điểm chiến tranh, lăng mộ chưa đặt viên đá xây dựng, trước mắt xác họ Hồ sẽ không thoát khỏi các vụ đánh bom của máy bay Mỹ. Muốn bảo vệ quan tài, Đảng Cộng sản Việt Nam phải di chuyển vào hang núi sâu, cách Hà Nội 30 km. Đôi khi phải đem quan tài chạy trốn ra khỏi núi, tạm lánh lẩn quẩn trong cánh rừng lân cận, vì núi bị đánh bom sập. Muốn tránh được bom đạn cũng khó. Lúc này những chuyên viên Hoa Nam phụ trách bảo vệ quan tài.
Những ngày đó tình báo Hoa Nam báo cáo, quan tài pha lê chứa thi thể họ Hồ đã bị đánh cắp ngay từ giờ đầu tiên sau khi di chuyển đến hang núi. Và một thi thể khác được thay thế đặt vào quan tài pha lê. Thi thể họ Hồ đã có mùi hôi tanh, đã bắt đầu rữa đang khi di chuyển đến nơi trú ẩn. Trong khi ấy những chuyên viên y khoa cứ thế tiếp tục ướp xác của kẻ vô danh. Trong điều kiện ướp xác thiếu phương tiện, không ổn định duy trì ở mức 16 độ C, theo phương thức xác ướp cần phải có, khí hậu miền nhiệt đới ngày nóng, đêm lạnh bất thường, hình dung chung thi thể không thể lưu giữ tốt tươi được.
Một lần nữa Đảng Cộng sản Việt Nam di chuyển xác họ Hồ đến nơi an toàn, tạm thời xây dựng trong một khu rừng nhiệt đới, quan tài thi thể Hồ Chí Minh được chôn sâu dưới trong lòng đất. Ngay sau đó, nhóm bảo vệ ngôi mộ họ Hồ, xác nhận rằng quân đội Mỹ cho lính nhảy dù xuống cách ngôi mộ 2 km để tìm phi công bị bắn rơi. Đảng Cộng sản Việt Nam sợ ngôi mộ họ Hồ bị lộ, nhanh chóng lấy quyết định quật mồ di chuyển nơi khác.
Nhưng tình báo Hoa Nam tiết lộ rằng không phải quân đội Mỹ nhảy dù xuống cách ngôi mộ 2 km, chính là KGB nguỵ trang lính Mỹ, đã quật mồ cướp xác, để làm thử nghiệm, tìm nguồn cội, xuất xứ của kẻ thay xác họ Hồ là con nhà ai, và đối chiếu nắm tro tàn của Nguyễn Ái Quốc (Нгуен Ай Куок), đã qua đời năm 1932, tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932), hiện đang lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow.
Lần này, xác họ Hồ được chuyển vào sâu trong hang động bảo vệ an toàn hơn, cùng lúc cho sửa chữa con đường núi bí mật để vận chuyển quan tài pha lê trên xe bọc thép, thông qua một khoảng ngắn nhất của ngọn núi này, và sau đó lập tức phá hủy để bít lối đi của người dân địa phương. Hang động được canh phòng cẩn mật, và được sửa chữa lại cho tạm ổn tiêu chuẩn ướp xác. Bằng cách này, chiếc quan tài pha lê đã được giữ bí mật, mọi đảm bảo an ninh đã tuyệt đối, chờ đến khi kết thúc chiến tranh sẽ di chuyển về Hà Nội.
Ngày 29/08/1975, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành, quan tài pha lê được chính thức chuyển vào lăng mộ.
Như vậy, từ tháng 9/1969 đến tháng 8/1975, xác của Hồ Chí Minh phải trải qua 5 năm sương gió và một năm chôn vùi dưới đất sâu. Việc bảo quản hài cốt đương nhiên không được trọn vẹn và bị hư hao nghiêm trọng. Có thể xác nhận rằng cho đến nay xác họ Hồ đã được chôn xuống và bị quật mồ lên 3 lần, đến lần thứ 4 ông mới được an nghỉ bình yên. Thi thể họ Hồ biến dạng rất khác thường, mặt gãy, mũi gãy, mồm hô.
Bác sĩ người Nga Yuri Denisov-Nikolsky [2], chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm ướp xác, biết chuyện biến thể chân dung họ Hồ, thú vị phản ảnh : “Lý do nào không cho chụp ảnh chính diện xác ướp họ Hồ, mà chỉ được chụp phiến diện nhỉ ?”.
Trong cuộc chạy đua đi tìm nơi trú ẩn an toàn, không ai có thể phân biệt ai là Hồ 1, Hồ 2 hay Hồ 3, và Hồ (Nguyễn Tất Thành) xứ Nghệ ở đâu ? Việc ướp xác không hề đơn giản. Đội ngũ chuyên viên ướp xác của Việt Nam lại không làm việc đều đặn, thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm, mặc dù có sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, nên việc giữ gìn thi thể hoàn toàn thất bại.
Hồ Chí Minh chết đi để lại di chúc “yêu cầu mọi người hãy thực hiện hỏa táng”. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam, vì muốn tạo nên hình ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại vì dân, vì nước nên phải lập một ngôi mộ khác thường. Cuộc đời thống khổ tuyệt đỉnh, sau 6 năm chết, Hồ Chí Minh vẫn phải chạy vào hang núi trốn bom đạn 3 lần, bị cướp xác rồi thay da đổi thịt 2 lần, rồi mới chịu nằm yên. Ngày nay người dân Việt Nam có quyền nghi vấn người nằm trong Lăng Ba Đình có phải là Hồ thật hay Hồ giả?
Nội vụ 5 lần di chuyển hài cốt Hồ Chí Minh, có những sơ hở qui luật an ninh, và nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có dấu hiệu hờ hững không đồng tình bảo quản xác ướp quá tốn kém, lại không hoàn hảo. Từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990, xác ướp của họ Hồ báo động một lần nữa xuống cấp theo thời gian khá dài, do chuyên viên Liên Xô không thể tiếp tục hướng dẫn kế hoạch ướp xác chu đáo. Đối mặt với tình hình này, những chuyên gia Việt Nam rất khó khăn vượt qua khả năng kinh nghiệm. Một lần nữa những chuyên gia Liên Xô trực tiếp giúp đỡ và trao công thức mới ướp xác. Cho đến nay, Việt Nam đã đào tạo chuyên gia, hy vọng nắm vững kỹ thuật do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn và trao kiến thức mức độ cao hơn. Chuyên gia Việt Nam đã nỗ lực nhưng kết quả khả năng kém, đưa đến sự kiện lưu xác Hồ Chí Minh trở nên khó khăn.
Hiện nay, chuyên gia ướp xác vẫn lo âu về từng sợi râu, râu sẽ rơi ra khỏi mồng cho nên chải rất cẩn thận và tóc cũng trong tình trạnh như râu. Một báo động khác, không bao lâu sự hóa trang dung mạo họ Hồ hết tác dụng, dù hiện nay đã sử dụng đến mỹ phẩm thượng hạng, lớp da họ Hồ xuống cấp, cần bảo quản cẩn thận, trước khi tiêm thuốc dưới da, từ đó mỗi khi xuyên kim, xem xét toàn diện xác ướp có kết quả mới an tâm. Không khéo xác ướp biến thành tro bụi!
Hồ Chí Minh nép mình trong quan tài pha lê, mặc một chiếc áo đại cán, màu vàng kaki, tay đặt trước bụng, một đôi dép lốp trên bàn chân, làm bằng cao su lấy từ vỏ xe hơi, thể hiện người kháng chiến. Cỗ quan tài thủy tinh bao quanh bởi bốn người lính đứng nghiêm làm nhiệm vụ canh chừng, thực chất Hồ Chí Minh đã rã xác và biến mất tự bao giờ, thế mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố biện giải còn nguyên vẹn “trong chiếu xạ ánh sáng mềm mại”.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam biết rõ xác ướp này là ai, tuy nhiên họ phải tạo ra một biểu tượng nên họ phải trả giá cao. Họ sẵn sàng chi phí một ngân khoản lớn để bảo vệ uy tín của đảng cho dù người trong quan tài pha lê là một tên vô danh, tình cờ được nằm  vào đó để cho dân tộc Việt Nam tung hô muôn năm.
Quả nhiên muốn bảo quản tốt, họ phải trả một chi phí vô cùng đắt, để rồi sâu đó họ phải chống đỡ những khó khăn cùng lúc phải khéo léo lường gạt.
Hồ Chí Minh đã chết, nhưng bên trong còn quá nhiều chuyện lố bịch, cho đến nay nhiều người Việt Nam, kể cả giới trí thức vẫn thích những trò hư cấu về huyền thoại, và Hoa Nam khéo léo xây dựng một nhân vật không thực, đầy bí ẩn. (Nguồn: Hoa Nam)
Hồ sơ của tình báo Hoa Nam ghi chú : Hồ Chí Minh trải qua 60 năm đã thực hiện nhiều công tác vĩ đại thành công. Ông trở về cố tổ với tư cách một người bạn Trung Quốc, những chuyến hồi hương dài lâu, đôi khi lưu trú 1-2 tháng trong năm. Chưa ai biết ở triều đình Bắc Kinh có hai đồng chí Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đứng trên sân khấu với vỡ kịch giả mạo “Tình bạn sâu sắc Trung-Việt”. Ngoài mặt Hồ Chí Minh đóng vai tuồng một chính khách cách mạng nghèo, về đêm ông không khác một đế vương có cung tần mỹ nữ hầu hạ; ông không cần lầu các xa hoa. Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì không muốn họ Hồ lệch hướng ý thức hệ Mao, nên đã cho phép họ Hồ được sống về đêm, tung hoành sa đọa, dục vọng v.v. để đương sự sống cân bằng sinh lý đời thường. Sáng hôm sau ông trở lại thân thế một nhà cách mạng nghèo, giàu lòng đạo đức như anh hùng của dân tộc Việt Nam. Bắc Kinh cho đây là một cách khen thưởng hợp lý, bởi cuộc đời họ Hồ dâng hiến quá nhiều cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hy sinh cuộc đời để làm tình báo, chấp nhận công tác độc đáo “thay Hán đổi Việt”. Bắc Kinh hẳn nhiên phải ban ân sủng này để gọi là an ủi cho một kiếp kịch sĩ chính trị.
Hồ Chí Minh chưa bao giờ kết hôn, nhưng quá nhiều thiếu nữ trẻ đẹp lăn lộn qua thân thể ông. Đời người cần có một lần tổng kết, họ Hồ cũng không ngoại lệ. Ông có hàng trăm bút hiệu và chữ ký; chỉ có ông mới biết ý nghĩa của những bút hiệu này vì chúng ẩn chứa cả ngàn bi kịch của bản thân ông!
Hồ Chí Minh từng nói với Mao Trạch Đông : “Anh bảo tôi chờ đợi, đến bao giờ mới xem xét việc tôi thành hôn với Tuyết Minh, hay là chờ đến khi thống nhất Việt Nam, khi đó tôi đã tự coi mình cha già dân dộc Việt Nam, thế là tôi không còn dịp lập gia thất, vì vậy khi tôi chết không dùng vòng hoa trắng, thay vào đó vòng hoa màu đỏ”.
Từ đó họ Hồ sống về đêm. Rất nhiều mỹ nữ tuyệt sắc đã trôi qua đời ông. Một phần lớn do Đảng Cộng sản Việt Nam dâng hiến, và phần còn lại do Đảng Cộng sản Trung Quốc lo liệu khi họ Hố đến Trung Quốc. Họ Hồ si tình và chỉ biết ấm ủ trong lòng. Mỗi lần si tình một mỹ nữ, ông sáng tạo một bút hiệu và chữ ký. Và từ đó danh sách bút hiệu càng ngày càng dài. Danh sách này là giúp ông tưởng nhớ lại mỗi hương vị ân ái động đào.
Không ngờ chuyện riêng của họ Hồ được tình báo Hoa Nam, Tô Thành Mẫn thực hiện danh sách thư mục hậu đình Đảng Công sản Việt Nam.
Trích: Trong danh sách, những mỹ nữ đã lăn qua thân thể họ Hồ, đã có những tiếng van lạy xin trả lại tiết trinh, tiếng khẩn cầu mạng sống, tiếng bi ai than oán, tiếng giận hờn, tiếng khóc xin hồng ân, tiếng xin đừng thủ tiêu, tiếng quyên sinh và tiếng khúc khích một đêm được làm vợ của họ Hồ (đảng viên đem vợ dâng hiến cho họ Hồ). Biết bao mỹ nữ thầm lặng nằm xuống nghĩa trang bí mật tại Bắc Bộ Phủ. Cho đến hôm nay, họ Hồ có một danh sách tình Đào-Mận, trên 170 bút hiệu và chữ ký. Quả nhiên họ Hồ sáng tạo danh sách ân ái bí ẩn của một đế vương đỏ, khi họ Hồ còn sống. Không ai khám phá được cuộc đời muôn mặt của ông ta. Hiện danh sách tình Đào-Mận, được Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lưu niệm như một kỹ vật lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam [3].
Đầu năm 1979, tôi đến tỉnh Cao Bằng miền Bắc, vượt biên giới bằng đường bộ, nhằm lúc chiến tranh về lại Hà Nội. Được ông bộ trưởng luyện kim cho đi tham quan Hà Nội, tình cờ thăm lăng Hồ Chí Minh, thấy ông nằm trong quan tài pha lê tại quản trường Ba Đình Hà Nội. Chú ý ở thời điểm này, mỗi ngưới sau khi tham quan lăng Ba Đình được mua một ổ bánh mì Hồ! (Nguồn: Hoa Nam).
Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng cho ông một ngôi mộ lịch sử. Phong cách kiến trúc kết hợp Lăng Lenin với phong cách Việt Nam. Phần còn lại của lăng mộ Hồ Chí Minh trang nghiêm, nằm ở phía tây của Quảng trường Ba Đình Hà Nội, lăng mộ chiều cao 21,6 mét, bằng cấu trúc tảng đá màu xanh-màu xám. Ở phía trước lăng có những người lính ngày đêm nghi lễ. Đi chậm trên 33 bậc cấp cho đến cuối.

Trong phòng lớn chỉ có một quan tài bằng kính, xác Hồ Chí Minh mặc trang phục quen thuộc (màu áo kaki), tay thẳng xuống bụng, một đôi dép mang dưới chân, làm bằng lốp cao su (giày chiến tranh), bấy nhiêu đó đủ diễn đạt tinh chất của một hạng người can đảm tự sáng tạo cho chính mình nhiều huyền thoại. Trên cao có biển hiệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh” chữ khảm hồng ngọc.
Bức phù điêu ngoài trời ghi câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh : “Không có gì quý hơn độc lập và tự do”. Bây giờ câu nói của họ Hồ vạch trần tính chất phiên thuộc, phản bội dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam!
Hồ Chí Minh, một trong những hàng tồn kho của cộng sản Trung Quốc, nay bị nhân loại đem ra phán quyết về tội sát nhân đẫm máu nhất thế kỷ 20. (Nguồn: Polska Times)
Sau hơn 60 năm Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, ông được tờ Thời Báo Ba Lan (Polska Times) điểm danh là người thứ 3/13 trong danh sách những nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20 [4].
Mai này khi đất nước quê hương Việt Nam thực sự thanh bình từ Nam chí Bắc, xã hội tự do, lòng người yên thương, dưới thể chế chính trị mọi người đều có chỗ đứng giá trị vì Dân Chủ Đa Nguyện và quyền làm người được tôn trọng, khi ấy sẽ không còn đảng cộng sản. Cái Lăng Ba Đình Hà Nội có còn giá trị hay không, nên đập bỏ nó đi để trả lại không gian tươi mát cho Hà Nội hay giữ nó lại làm một biểu tượng ghi nhớ tội ác của đảng cộng sản?
Hy vọng mỗi người dân Việt Nam tư do phát biểu để lấy quyết định lịch sử.

Huỳnh Tâm

2 comments:

  1. bait con chó. ad như con cặc, biết cái đéo j lên đây sủa

    ReplyDelete
  2. Đéo biết mẹ gì cũng lên đây sủa, địt mẹ bố m báo công an bắt cả lò nhà m

    ReplyDelete