Nguyễn
Thu Trâm, 8406
Theo
Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu một
cách thông thường là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích
đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã
hội. Nhận thức một cách tổng quát thì “Biểu Tình” là một hình thức
hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản
đối về một vấn đề công cộng nào đó, thường có liên quan đến vấn đề chính
trị, kinh tế, và xã hội, nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định,
vì vậy mà "Biểu Tình" thường được hiểu một cách nôm na là "Biểu
Lộ Tình Cảm" của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, hay của một dân tộc
đối với một thể chế chính trị, một chính phủ, có thể là “yêu” tức là ủng hộ,
cũng có thể là “ghét” tức là phản đối và mong muốn một cuộc cách mạng để thay đổi
thể chế hoặc chính phủ đương nhiệm bằng một thể chế chính trị khác tốt đẹp hơn,
một chính phủ khác thực sự vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân
Diễn hành: Là cuộc xuống đường của
nhiều người di chuyển trong trật tự từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
Tập họp:
Người biểu tình tập họp tại một địa điểm cố định, để nghe diễn thuyết của một
người, và đôi khi là diễn đàn để đưa ra các ý kiến và quan điểm.
Thường trực: Các cuộc biểu tình cố định đã "chiếm đóng" một địa" bàn và diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
Giả chết (Die-in): Hình thức biểu tình khổ hạnh, người biểu tình sắp đặt một cảnh tượng chết chóc dùng để phản đối chiến tranh, hay phản đối một sản phẩm thuốc men mà cho họ rằng có hại hoặc phản đối các dự án xây dựng các công trình mà họ cho rằng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hoặc de dọa đến sự sống còn của cư dân địa phương hoặc của cộng đồng nhân loại, chẳng hạn như các dự án ngăn sông, xe núi để xây dựng các nhà máy thủy điện hoặc các dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân...
Như
vậy “Biểu Lộ Tình Cảm” hay “Biểu Tình” thực ra là một đại thiện chí của con
người, đối với công đồng, đối với dân tộc và đối với vận mệnh của đât nước họ.
Chẳng
may từ lâu, trong suy nghĩ của không ít người Việt Nam dưới chế độ cộng sản, nhất
là trong suy nghĩ của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì “Biểu Tình” bị
áp đặt sang ý nghĩa tiêu cực hàm nghĩa “chống đối”, tức là “phản động”
là “chống lại đất nước” là “chống lại nhân dân” do vậy mà những người tham gia
biểu tình thường được xem là thành phần xấu trong xã hội, có thể chịu những án
tù nặng nề. Thực tế, nếu chủ trương, chính sách của Nhà nước là đúng đắn, là thực sự ích quốc
lợi dân thì, người dân sẽ xuống đường để bày tỏ quan điểm, thái độ ủng hộ nhà nước đó, chính phủ đó và những chủ
trương, chính sách đó. Ngược lại, với những chủ trương chính sách của chính
phủ mà người dân không đồng tình, vì những chủ trương chính sách đó đi ngược lại
với nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân và gây ra sự an nguy cho đất nước, thì người
dân cũng được quyền biểu lộ tình cảm của họ thông qua các hoạt động
phản đối.
Đó
là những gì đang diễn ra ở Thái Lan trong suốt nhiều năm qua. Người dân Thái bằng
nhiều cuộc biểu tình với những nổ lực không ngừng để có thể xây dựng được một
chính phủ mới có tâm huyết hơn với nhân dân và có khả năng điều hành đất nước hữu
hiệu hơn cho một Thái Lan phồn thinh hơn.
Đáng
quan tâm hơn hết là các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã diễn ra từ
đầu tháng 11 năm 2013. Phe đối lập với chính phủ Thai Lan đã tiến hành biểu
tình thường xuyên ở Bangkok với sự tham gia của hàng trăm ngàn
người, chống đối chính quyền Chính phủ của Thủ tướng Yingluck
Shinawatra, do chính phủ đề xuất một dự luật ân xá cho tất cả
các đảng phái cũng như các cá nhân liên quan đến các vụ bạo động đường phố và bị
bắt kể từ năm 2004. Phe đối lập cho rằng anh trai thủ tướng Yingluck là người
hưởng lợi nhiều nhất từ luật ân xá này và nếu được ân xá thì ông Thaksin có cơ
hội quay lại chính trường Thái Lan.
Xin
được nhắc lại rằng, trước áp lực của những người biểu tình phản đối, Thủ tướng
Yingluck tuyên bố sẽ từ chức và cho giải tán Quốc hội để bầu cử sớm vì an ninh
hòa bình đất nước phù hợp Hiến pháp Thái Lan. Tuy nhiên, bà thủ tướng Yingluck
đã từ chối việc thành lập Hội đồng nhân dân do phe đối lập đề xuất. Đây là lý
do khiến phe đối lập Thái Lan khởi hoạt lại các cuộc biểu tình tuần hành chống
chính phủ từ ngày 12 tháng 01 vừa qua với quyết tâm "không khoan nhượng,
không thỏa hiệp, không thương thuyế với chính phủ". Khởi đầu cho cuộc
"Biểu Lộ Tình Cảm" lần này là sự tê liệt hoàn toàn của thành phố
Bangkok khi hàng trăm ngàn người đã tập trung tại hơn 7 điểm quan yếu tại thủ
đô với nhiều cơ quan cấp bộ của chính phủ Thái bị buộc phải ngừng mọi hoạt động
trong nổ lực "Đóng Cửa Bangkok" của phe đối lập.
Điều
đáng suy nghĩ ở đây là thái độ mềm dẽo của chính phủ cũng như của các cơ quan bảo
vệ pháp luật của Thái Lan. Dù phe đối lập đã đưa ra tối hậu thư cho chính phủ,
yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải giải tán chính phủ và phải từ
chức, lập tức giao lại quyền điều hành đất nước cho nhân dân, nếu không toàn bộ
điện nước của các cơ quan chính phủ sẽ bị cắt, tất cả các văn phòng cấp bộ sẽ bị
phong tỏa và thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bị bắt giam, thế nhưng cho đến
nay, chính phủ cũng không có bất kỳ một hành động đàn áp nào đối với người biểu
tình, ngược lại chính phủ còn cung cấp hàng chục nhà vệ sinh di động (Mobile
Lavatories) đến các điểm biểu tình để phục vụ nhu cầu "vệ sinh" của
người biểu tình, các lực lượng an ninh, cảnh sát của Hoàng Gia Thái Lan thì được
điều động đến con số 20,000 người để giữ an ninh trật tự và bảo vệ phe đối lập,
để họ được tự do "Biểu Lộ Tình Cảm". Nhiều du khách Việt Nam đến Bangkok
trong thời gian này không khỏi bày tỏ sự ngạc nhiên trước thái độ ôn hòa và
thân thiện của các lực lượng quân đội, an ninh, cảnh sát Thái Lan đối với những
người biểu tình. Nhiều người Việt Nam đã ngỡ ngàng trước tính nhân văn của những
người nắm quyền điều hành đất nước Thái Lan cũng như của lực lượng công an Thái
Lan đối với phe đối lập đang biểu tình chống chính phủ đương nhiệm.
Có
thể nói rằng đây là một bài học quý giá cho người Việt Nam trong nước, đang sống
dưới một chế thế chế độc tài đảng trị với một nền dân chủ giả hiệu, về một chế
độ đa nguyên chính trị như Thái Lan, về một chính phủ thực sự của dân, do dân
và vì dân của Thái Lan. Bởi từ khi cướp chính quyền và xây dựng nên một nhà nước
XHCN cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam tuyệt đối không chấp nhận
quyền được “Biểu Lộ Tình Cảm” của người dân, cho nên hoạt động "Biểu
Tình" của người dân Việt Nam bị hình sự hóa bằng từ ngữ “tập
trung đông người”, “Khiếu kiện vượt cấp"
hoặc “Tụ tập gây rối an ninh trật tự nơi công cộng”.
Mặc
dù từ xa xưa, nhân loại đã nhận thức được rằng Biểu tình là biểu hiện của dân
chủ. Mặc dù khi Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập cùng với việc thành lập
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào năm 1945, quyền biểu tình đã được công nhận
và đã ghi vào hiến pháp. Nhưng, trên thực tế Việt Nam vẫn chưa bao giờ chấp nhận
bất cứ hình thức biểu tình nào của người dân, và mọi hoạt động “Biểu Lộ Tình Cảm”
đều bị xem là phạm pháp. Do vậy mà từ sau cuộc cải cách ruộng đất cho đến những
năm đầu của thập niên 1990s ở Việt Nam chưa từng có bất cứ một cuộc biểu tình
phản kháng nào, mọi người dân đều được nhồi sọ rằng “yêu nước phải gắn liền với
yêu CNXH” và rằng “Đảng là đỉnh cao trí tuệ, mọi đường lối chính sách do đảng đề
ra đều tuyệt đối đúng đắn, mọi người dân phải tuyệt đối sống đúng theo hiến pháp
và pháp luật, mọi hình thức biểu tình phản kháng là vi phạm pháp luật, là phản
động, đều sẽ bị nghiêm trị theo Nghị định 38 của Chính phủ”.
Chính
vì vậy mà ngay cả những cuộc biểu tình, kêu gọi lòng yêu nước, xác định chủ quyền
biển đảo của Việt Nam và phản kháng hành động gây hấn của Trung Cộng tại Biển
Đông, bắn giết nhiều ngư dân Việt từ năm 2007… đều bị nhà cầm quyền ngăn cản, công
an đã đàn áp dã man và đã tiến hành bắt giữ, kết án tù hàng chục người. Bởi
theo các lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN thì “việc biểu tình đó có thể gây ảnh
hưởng tới quan hệ hữu hảo của Việt Nam với Trung Quốc” mà hai đảng, hai nhà nước
đã dày công xây dựng (!).
Hệ
lụy của chính sách độc tôn cai trị đất nước bằng chuyên chính và bạo lực cách mạng
suốt từ khi năm quyền cai trị đất nước cho đến nay, rõ rằng đảng cộng sản đã
khiến cho cả dân tộc Việt Nam trở nên nhu nhược, đớn hèn dù thế nào cũng phải
cam chịu chứ không phản kháng, cho nên những kẻ thống trị đất nước cứ tiếp tục
ngồi xổm trên pháp luật và điều hành đất nước đi từ sai lầm này đến sai lầm
khác khiến cho dân tình phải triền miên sống trong đói nghèo, trong tối tăm, thống
khổ, đất đai, biển đảo thì cứ mất dần vào tay ngoại bang, quốc nạn tham nhũng
đã đến mức không thể nào cứu chữa được nữa. Người đân vốn đã cơ hàn lại phải
gánh thêm món nợ công lớn hơn gấp bội phần thu nhập thực tế hàng năm của họ, do
chính phủ vay mượn về để cho những kẻ sâu dân mọt nước đục khoét, và người dân
đen là tầng lớp bị trị phải gánh chịu và nhiều thế hệ cháu con của họ sẽ phải “kéo
cày thay trâu” để trả lại nợ đó, nhưng tuyệt nhiên họ không được phép “Biểu Lộ
Tình Cảm” như người dân nước láng giềng Thái Lan, để phản kháng những sai lầm của
chính phủ đương nhiệm, để xây dựng một chính phủ mới thực sự của dân, do dân và
vì dân. Một chính phủ thực sự tôn trọng các quyền tự do, dân chủ căn bản và quyền
làm người của nhân dân.
Cũng
đều là con người được tạo hóa sinh ra và ban cho những quyền căn bản, nhưng tại
sao chúng ta, những người Việt Nam lại không thể làm được những việc mà người
Thái Lan từ lâu vẫn làm và hiện đang làm đối với chính phủ của họ? Tại sao người
Thái Lan dược quyền “Biểu Lộ Tình Cảm” và được chính phủ của họ đối xử rất nhân
văn, nhưng tại sao người Việt chúng ta không được quyền “Biểu Lộ Tình Cảm”, và
nếu như chúng ta muốn thể hiện cái quyền vốn có của mình thì chúng ta phải vướng
vòng tù tội, lao lý?
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Nguyễn Thu Trâm, 8406
No comments:
Post a Comment