13 năm
trước, có một vụ án oan chấn động cả nước, đó là “vụ án vườn điều” Bình Thuận.
Gia đình bà Nguyễn Thị Lâm gồm 9 người từ mẹ tới con vào tù vì liên quan đến
hành vi giết người.
Nguyên
nhân từ lời khai của Huỳnh Văn Nén, con rể của bà Nguyễn Thị Lâm, bị bắt vì bị
nghi là thủ phạm giết bà Lê Thị Bông vào đêm 23.4.1998. Chứng cứ buộc tội không
có, chỉ có duy nhất lời nhận tội của Huỳnh Văn Nén, còn Nén thì khai là bị bức
cung nhục hình nên bắt buộc phải nhận tội.
Chưa hết, trước đó, tháng 5.1993, người đàn bà tên Dương Thị Mỹ bị giết chết trong một vườn điều nhưng suốt 5 năm công an tỉnh Bình Thuận không phá được án. Thế mà, bổng dưng, Huỳnh Văn Nén nhận luôn tội đã giết bà Dương Thị Mỹ. Nén còn khai nhận đã cùng cả nhà vợ (8 người) giết bà Mỹ vì bà Mỹ cặp bồ với anh rể của vợ Nén. Thế là, Công an tỉnh Bình Thuận phá luôn vụ án vườn điều và bắt cả nhà bà Nguyễn Thị Lâm.
Nỗi oan thấu trời kéo dài nhiều năm, trong đó, có Nguyễn Thị Nhung là con của bà Lâm bị lâm bệnh nặng, đưa ra khỏi nhà giam điều trị thì đã không qua khỏi.
Người viết bài này đã từng dự phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án vườn điều, và đã chứng kiến những con người vô tội đập đầu kêu oan trước vành móng ngựa thảm thương như thế nào.
Vụ án được đưa ra xét xử nhiều phiên, với sự vào cuộc của các luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho các nạn nhân, đầu tiên là luật sư Phạm Thị Kim Anh, rồi đến luật sư Phạm Hồng Hải, dần dần vụ án được sáng tỏ, các bị cáo được minh oan, không phải là các đồng phạm giết bà Dương Thị Mỹ. Tất nhiên, Huỳnh Văn Nén cũng không liên quan vì đã có lời khai “vu vơ” như vậy.
Còn vì sao Huỳnh Văn Nén tự khai mình và cả gia đình giết bà Dương Thị Mỹ thì chỉ có trời biết và cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Thuận biết.
Vụ án có quá nhiều oan sai đến mức Trưởng ban nội chính Trung ương Trương Vĩnh Trọng khi đó đã chỉ đạo tổ chức tọa đàm “Vụ án vườn điều” vào ngày 14.10.2005. Tại buổi tọa đàm này, PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp cho rằng đã có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong vụ án. Điều tra viên đã bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án bút lục quan trọng về chứng cứ ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén và ông chua chát: “Người ta có cảm giác rất ghê sợ như có một kịch bản làm sẵn”.
Ngày 20.1.2006, tại Thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, các cơ quan tố tụng hình sự gồm: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Công an và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức xin lỗi công khai gia đình bà Nguyễn Thị Lâm - nạn nhân của vụ án gồm Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền, Trần Văn Sáng, Trần Thanh Vân, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Cẩm.
Nguyễn Thị Nhung đã chết vì bệnh tật trong tù, còn Huỳnh Văn Nén tuy được giải oan vụ án Dương Thị Mỹ nhưng còn chịu thi hành án chung thân vì tội giết bà Lê Thị Bông.
Nhưng bi kịch là ở chỗ, cái án chung thân vì tội giết bà Lê Thị Bông cũng có dấu hiệu oan sai, cho thấy “ghê sợ như có một kịch bản làm sẵn”.
Câu chuyện được hé lộ khi tù nhân Nguyễn Phúc Thành cho cán bộ quản giáo biết thủ phạm giết bà Bông không phải là Huỳnh Văn Nén mà là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt (cùng trú tại địa phương). Đêm bà Bông bị giết, Thọ và Việt có kể cho Thành nghe, kể cả việc rủ đi bán chiếc nhẫn một chỉ vàng đã cướp được.
Nhiều lần kể thấy chưa được cơ quan điều tra quan tâm, ngày 20.11.2013, Nguyễn Phúc Thành lại cầm bút viết đơn kêu oan cho Huỳnh Văn Nén.
Người cha gìà của Huỳnh Văn Nén là Huỳnh Văn Truyện, năm nay đã 89 tuổi nhưng vẫn lặn lội từ Cà Mau ra Hà Nội để kêu oan cho con.
Đi theo ông Truyện là ông Nguyễn Thận - Phó Chủ tịch UB MTTQ huyện Hàm Tân, người mà 13 năm trước, đi tìm luật sư bào chữa miễn phí cho cả gia đình bà Nguyễn Thị Lâm.
Cao Xanh ơi! Ông Huỳnh Văn Truyện thân già phải làm thuê làm mướn kiếm tiền đi kêu oan cho con suốt bao nhiêu năm qua. Xin cho ông được nhìn thấy được gương mặt của công lý trước khi ông nhắm mắt.
Còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị thì chắc chắn sẽ còn nhiều, rất nhiều những oan án nghiệt ngã như thế này nữa!
Cao xanh ơi!
Chưa hết, trước đó, tháng 5.1993, người đàn bà tên Dương Thị Mỹ bị giết chết trong một vườn điều nhưng suốt 5 năm công an tỉnh Bình Thuận không phá được án. Thế mà, bổng dưng, Huỳnh Văn Nén nhận luôn tội đã giết bà Dương Thị Mỹ. Nén còn khai nhận đã cùng cả nhà vợ (8 người) giết bà Mỹ vì bà Mỹ cặp bồ với anh rể của vợ Nén. Thế là, Công an tỉnh Bình Thuận phá luôn vụ án vườn điều và bắt cả nhà bà Nguyễn Thị Lâm.
Nỗi oan thấu trời kéo dài nhiều năm, trong đó, có Nguyễn Thị Nhung là con của bà Lâm bị lâm bệnh nặng, đưa ra khỏi nhà giam điều trị thì đã không qua khỏi.
Người viết bài này đã từng dự phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án vườn điều, và đã chứng kiến những con người vô tội đập đầu kêu oan trước vành móng ngựa thảm thương như thế nào.
Vụ án được đưa ra xét xử nhiều phiên, với sự vào cuộc của các luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho các nạn nhân, đầu tiên là luật sư Phạm Thị Kim Anh, rồi đến luật sư Phạm Hồng Hải, dần dần vụ án được sáng tỏ, các bị cáo được minh oan, không phải là các đồng phạm giết bà Dương Thị Mỹ. Tất nhiên, Huỳnh Văn Nén cũng không liên quan vì đã có lời khai “vu vơ” như vậy.
Còn vì sao Huỳnh Văn Nén tự khai mình và cả gia đình giết bà Dương Thị Mỹ thì chỉ có trời biết và cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Thuận biết.
Vụ án có quá nhiều oan sai đến mức Trưởng ban nội chính Trung ương Trương Vĩnh Trọng khi đó đã chỉ đạo tổ chức tọa đàm “Vụ án vườn điều” vào ngày 14.10.2005. Tại buổi tọa đàm này, PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp cho rằng đã có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong vụ án. Điều tra viên đã bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án bút lục quan trọng về chứng cứ ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén và ông chua chát: “Người ta có cảm giác rất ghê sợ như có một kịch bản làm sẵn”.
Ngày 20.1.2006, tại Thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, các cơ quan tố tụng hình sự gồm: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Công an và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức xin lỗi công khai gia đình bà Nguyễn Thị Lâm - nạn nhân của vụ án gồm Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền, Trần Văn Sáng, Trần Thanh Vân, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Cẩm.
Nguyễn Thị Nhung đã chết vì bệnh tật trong tù, còn Huỳnh Văn Nén tuy được giải oan vụ án Dương Thị Mỹ nhưng còn chịu thi hành án chung thân vì tội giết bà Lê Thị Bông.
Nhưng bi kịch là ở chỗ, cái án chung thân vì tội giết bà Lê Thị Bông cũng có dấu hiệu oan sai, cho thấy “ghê sợ như có một kịch bản làm sẵn”.
Câu chuyện được hé lộ khi tù nhân Nguyễn Phúc Thành cho cán bộ quản giáo biết thủ phạm giết bà Bông không phải là Huỳnh Văn Nén mà là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt (cùng trú tại địa phương). Đêm bà Bông bị giết, Thọ và Việt có kể cho Thành nghe, kể cả việc rủ đi bán chiếc nhẫn một chỉ vàng đã cướp được.
Nhiều lần kể thấy chưa được cơ quan điều tra quan tâm, ngày 20.11.2013, Nguyễn Phúc Thành lại cầm bút viết đơn kêu oan cho Huỳnh Văn Nén.
Người cha gìà của Huỳnh Văn Nén là Huỳnh Văn Truyện, năm nay đã 89 tuổi nhưng vẫn lặn lội từ Cà Mau ra Hà Nội để kêu oan cho con.
Đi theo ông Truyện là ông Nguyễn Thận - Phó Chủ tịch UB MTTQ huyện Hàm Tân, người mà 13 năm trước, đi tìm luật sư bào chữa miễn phí cho cả gia đình bà Nguyễn Thị Lâm.
Cao Xanh ơi! Ông Huỳnh Văn Truyện thân già phải làm thuê làm mướn kiếm tiền đi kêu oan cho con suốt bao nhiêu năm qua. Xin cho ông được nhìn thấy được gương mặt của công lý trước khi ông nhắm mắt.
No comments:
Post a Comment